Hội nghị chủ nợ là gì? Quy định về hội nghị chủ nợ theo Luật phá sản?

1. Hội nghị chủ nợ là gì?

Hội nghị chủ nợ được hiểu là cuộc họp của các chủ nợ do Thẩm phán triệu tập và chủ trì để thảo luận và quyết định các vấn đề liên quan đến việc giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.

2. Khái quát các quy định về hội nghị chủ nợ:

Các vấn đề pháp lý liên quan đến Hội nghị chủ nợ được quy định từ điều 75 đến điều 86 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 có hiệu lực từ ngày ngày 01 tháng 01 năm 2015. Trong đó, các doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề chính như sau:

Thứ nhất, mục đích việc tổ chức Hội nghị chủ nợ:

– Một là nhằm bảo đảm cho việc giải quyết một cách bình đẳng lợi ích kinh tế của các chủ nợ của doanh nghiệp.

– Hai là tạo cho doanh nghiệp thêm một cơ hội để có thể phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh nếu còn khả năng có thể phục hồi được.

Thứ hai, thời hạn Thẩm phán triệu tập Hội nghị chủ nợ:  20 ngày kể từ ngày kết thúc việc kiểm kê tài sản trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc sau việc lập danh sách chủ nợ hoặc kể từ ngày kết thúc việc lập danh sách chủ nợ trong trường hợp việc kiểm kê tài sản kết thúc trước việc lập danh sách chủ nợ

Thứ ba, những người có quyền tham gia Hội nghị chủ nợ là các đối tương sau:

– Một là chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ. Chủ nợ có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;

– Hai là đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn được người lao động uỷ quyền; trường hợp này đại diện cho người lao động, đại diện công đoàn có quyền, nghĩa vụ như chủ nợ;

– Ba là người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay cho doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; trường hợp này người bảo lãnh trở thành chủ nợ không có bảo đảm

Thứ tư, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ; trường hợp không tham gia được thì phải uỷ quyền bằng văn bản cho người khác tham gia Hội nghị chủ nợ và người được uỷ quyền có quyền, nghĩa vụ như người uỷ quyền.

Thứ năm, điều kiện tổ chức hội nghị chủ là phải có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Thứ sáu, nội dung của Hội nghị chủ nợ chủ yếu bàn và giải quyết về 2 vấn đề chính:

– Một là xem xét thông qua phương án hoà giải, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

– Hai là thảo luận và kiến nghị với thẩm phán về phân chia tài sản của doanh nghiệp.

3. Các giấy tờ mà chủ nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:

Những giấy tờ mà chủ nợ, đại diện người lao động, doanh nghiệp mắc nợ phải nộp kèm theo Đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm: 

  • Các giấy tờ mà chủ nợ phải nộp kèn theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Điều 13 Luật phá sản quy định khi nhận thấy doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì chủ nợ không có đảm bảo hoặc có đảm bảo một phần đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX đó. Chủ nợ phải nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản với nội dung đơn theo quy định của pháp luật. ngoài ra, Luật phá sản không quy định chủ nợ phải nộp kèm theo các giấy tờ nào khác.

So với Luật phá sản DN 1993 thì Luật phá sản đã đơn giản hóa các điều kiện mà chủ nợ phải đáp ứng khi họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX lam vào tình trạng phá sản từ đo tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ nợ thực hiện quyền của mình. Chủ nợ chỉ phải có trách nhiệm gửi giấy đòi nợ cho Tòa án trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định mở thủ tục phá sản.

Tuy nhiên, trên thực tế khi tòa án yêu cầu chủ nợ có thể phải nộp thêm các giấy tờ chứng minh được mình là người có quyền được nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tức là các giấy tờ chứng minh mình là chủ nợ có đảm bảo một phần hoặc là chủ nợ không có đảm bảo

  • Các giấy tờ mà người lao động phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Đại diện người lao động cử hoặc đại diện công đoàn nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản lên Tòa án. Nội dung đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 14 Luật phá sản. Ngoài đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, pháp luật không có quy định về các giấy tờ mà người lao động phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

Khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản thì sẽ tác động đến quyền lợi hợp pháp của người lao động, thông thường khi đó họ không được trả lương, vì vậy đời sống của họ bị ảnh hưởng rất lớn. Hiện nay Nhà nước luôn quan tâm đến lợi ích người lao động, chính vì vậy việc quy định thủ đơn giản, nhanh gọn đối với người lao động khi họ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX khi doanh nghiệp, HTX lâm vào tình trạng phá sản chính là tạo điều kiện thuận lợi để người lao động bảo vệ quyền lợi của mình.

Cũng như chủ nợ thì trên thực tế khi Tòa án yêu cầu thì đại diện người lao động có thể phải có các giấy tờ chứng minh cũng như các giấy tờ thể hiện quá nửa số người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã tán thành nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

  • Các giấy tờ mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Luật phá sản thì doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản các loại giấy tờ sau:

Thứ nhất, về báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán; nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì báo cáo tài chính phải được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận.

Điều 3 Luật phá sản quy định: “Doanh nghiệp, HTX không có khả năng thanh toán nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản”. Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ chứng minh doanh nghiệp có đang lâm vào tình trạng phá sản trên thực tế hay không. Bản báo cáo này sẽ chỉ ra sự cân bằng giữa doanh thu và và chi phí trong từng kì kế toán, nó phản ánh tổng hợp tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua bản báo cáo có thể đánh giá tình hình thực tế của doanh nghiệp: đang làm ăn phát đạt hay kinh doanh thua lỗ.

Vì vậy, việc quy định phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là rất cần thiết. Điều này chứng minh cho cơ quan có thẩm quyền về tình trạng không trả được nợ của doanh nghiệp thông qua giải trình nguyên nhân, hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Đây là dấu hiệu đầu tiên cần được làm rõ khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vì chỉ khi chứng minh được rằng doanh nghiệp đang lâm vào tình trạng không có khả năng thanh toán nợ thì mới đủ điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét nên hay không nên giải quyết cho doanh nghiệp được phá sản.

Thứ hai, Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện, nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn

Với nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh đa dạng và phong phú hơn. Do đó việc phân tích quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay

Báo cáo các biện pháp mà doanh nghiệp đã thực hiện nhưng không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho thấy doanh nghiệp đã tích cực trong việc khắc phục tình trạng này, đồng thời nó phản ánh tình trạng không thể phục hồi của doanh nghiệp, việc lâm vào tình trạng phá sản là không thể tránh khỏi và buộc phải mở thủ tục phá sản.

Thứ ba, Bảng kê chi tiết tài sản của doanh nghiệp và địa điểm nơi có tài sản nhìn thấy được.

Việc xác định phạm vi khối tài sản mà doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ nợ và là cơ sở để Tòa án quyết định phương hướng giải quyết một vụ phá sản trên thực tế. Việc kiểm kê tài sản  nhằm đánh giá đúng giá trị của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại, qua đó chứng minh rằng doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ. Việc kê khai chi tiết tài sản của doanh nghiệp cũng tránh được việc doanh nghiệp tẩu tán tài sản hoặc định giá tài sản không đúng với giá trị thực tế gây thiệt hại cho những người có quyền lợi liên quan.

Thứ tư, Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của các chủ nợ; ngân hàng mà chủ nợ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm và danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong đó ghi rõ tên, địa chỉ của họ; ngân hàng mà họ có tài khoản; các khoản nợ đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm; các khoản nợ chưa đến hạn có bảo đảm và không có bảo đảm.

Danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ giúp Tòa án nắm rõ những chủ nợ của doanh nghiệp và những người đang mắc nợ doanh nghiệp để giúp cho Tổ thanh quản lý, thanh lý tài sản do Tòa án lập ra lập danh sách chủ nợ và danh sách người mắc nợ để niêm yết tại trụ sở của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Thông qua danh sách chủ nợ mà doanh nghiệp phải nộp kèm theo, Thẩm phán có thể triệu tập và chủ trì Hội nghị chủ nợ để quyết định các vấn đề liên quan đến chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ.

Danh sách chủ nợ, người mắc nợ còn đảm bảo tránh xảy ra tranh chấp trong quá trình xử lí tài sản, biết được thứ tự thanh toán nợ.

Thứ năm, danh sách ghi rõ tên, địa chỉ của các thành viên, nếu doanh nghiệp mắc nợ là một công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ của doanh nghiệp.

Danh sách các thành viên liên đới chịu trách nhiệm có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp. nó thể hiện trách nhiệm liên đới của các thành viên trong công ty, xử lí các khoản nợ của doanh nghiệp phá sản. Qua đó biết được quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty: chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi số vốn cam kết góp.

Ngoài ra, việc ban hành các giấy tờ trên còn thể hiện rằng Luật phá sản đã khắc phục những hạn chế của Luật Phá sản  DN năm 1993 trước đó là mở rộng khả năng đòi nợ của các chủ nợ khi đưa ra khái niệm phá sản đã đoạn tuyệt với nguyên nhân khó khăn, thua lỗ trong hoạt động kinh doanh và thời hạn thua lỗ. “Không đủ tiền và tài sản để thanh toán các khoản nợ đến hạn bất luận vì lý do gì mà không thể khắc phục được thì đều được coi là đã lâm vào tình trạng phá sản”.

  • Các giấy tờ mà HTX lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Các giấy tờ mà HTX lâm vào tình trạng phá sản phải nộp kèm theo đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được quy định tại khoản 2 Điều 15 Luật phá sản, quy định này được áp dụng cho cả doanh nghiệp và HTX.

4. Nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản nợ của các chủ nợ:

Thực chất của việc giải quyết phá sản là việc xử lí mối quan hệ về lợi ích tài sản giữa các chủ nợ với con nợ.  Khi con nợ lâm vào tình trạng phá sản thì cũng có nghĩa là món nợ phải trả thì nhiều mà khả năng thanh toán nợ thì lại ít. Trong hoàn cảnh như vậy , việc chủ nợ nào được ưu tiên thanh toán trước, chủ nợ nào được thanh toán sau là vấn đề mà các chủ nợ luôn luôn quan tâm vì thứ tự đó ảnh hưởng rất lớn đến lợi ích chính đáng của họ.Theo qui định tại Điều 6 Luật phá sản thì có ba hình thức chủ nợ, gồm: chủ nợ có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ không có bảo đảm

Theo qui định của Luật phá sản, nguyên tắc và trình tự thanh toán các khoản  nợ của các chủ nợ như sau:

Thứ nhất, Đối với các doanh nghiệp được nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt về tài sản để phục hồi hoạt động kinh doanh , nhưng vẫn không phục hồi được mà phải áp dụng thủ tục thanh lí tài sản thì phải hoàn trả lại giá trị tài sản đã được áp dụng biện pháp đặc biệt cho nhà nước trước khi thực hiện việc phân chia tài sản theo qui định ( Điều 36 Luật phá sản)

Thứ hai, Đối với chủ nợ có bảo đảm theo qui định tại Điều 35 Luật phá sản thì các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp, cầm cố của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản được xác lập trước ngày tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là các khoản nợ được ưu tiên thanh toán bằng chính các tài sản đó. Điều đó có nghĩa là , tài sản thế chấp, cầm cố sẽ được thanh toán trước cho các khoản nợ được bảo đảm. Nếu giá trị  của tài sản thế chấp  cầm cố không đủ thanh toán khoản nợ thì phần nợ còn lại của chủ nợ có bảo đảm sẽ được thanh toán từ giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp như các khoản nợ không có bảo đảm.Nếu giá trị của tài sản thế chấp, cầm cố lớn hơn khoản nợ phải thanh toán thì phần giá trị chênh lệch cao hơn sẽ được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp để thanh toán cho các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

Thứ ba, Đối với chủ nợ không có bảo đảm , việc thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp từ giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp được thực hiện theo thứ tự:

  • Chi phí phả sản: Theo qui định tại Điều 37 Luật phả sản thì phí phá sản được ưu tiên thanh toán đầu tiên trong giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp ( sau khi đã thanh toán nợ có bảo đảm, hòa trả nhà nước giá trị tài sản đã áp dụng biện pháp đặc biệt nếu có). Trên cơ sở các hóa đơn chứng từ hợp pháp, tổ quản lý, thanh lý tài sản sẽ thanh toán các chi phí đó cho tòa án tiến hành vụ phá sản và các chi phí khác liên quan đến phá sản như: chi phí bảo quản tài sản, lưu kho, lưu bãi tài sản…
  • Đối với người lao động: là đối tượng được ưu tiên thanh toán thứ hai sau phí phá sản. Theo tinh thần Nghị định số 94/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 của chính phủ về giải quyết quyền lợi của người lao động ở doanh nghiệp, nợ người lao động gồm: lương, phụ cấp lương, trợ cấp thôi việc, chi phí y tế, tiền bồi thường hoặc trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động (nếu có)
  • Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ theo nguyên tắc : nếu giá trị tài sản đủ thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình. Nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp.

Các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn ( Điều 34 Luật phá sản).

5. Nội dung và trình tự Hội nghị chủ nợ:

Chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm. Khi tiến hành hội nghị chủ nợ phải đảm bảo những điều kiện nhất định về sự có mặt của bên chủ nợ và bên giải quyết. Theo đó nội dung và trình tự tiến hành được xác định như sau:

+ Thẩm phán được phân công phụ trách khai mạc Hội nghị chủ nợ;

+ Hội nghị chủ nợ biểu quyết thông qua việc cử Thư ký Hội nghị chủ nợ theo đề xuất của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để ghi biên bản Hội nghị chủ nợ;

+  Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản báo cáo về sự có mặt, vắng mặt của người tham gia Hội nghị chủ nợ theo thông báo triệu tập của Tòa án nhân dân, lý do vắng mặt và kiểm tra căn cước của người tham gia Hội nghị chủ nợ;

+  Thẩm phán thông báo với Hội nghị chủ nợ về những người tham gia Hội nghị chủ nợ và nội dung việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản;

+  Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thông báo cho Hội nghị chủ nợ về tình hình kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; kết quả kiểm kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ và các nội dung khác nếu xét thấy cần thiết;

+  Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã trình bày ý kiến về nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo cho Hội nghị, đề xuất phương án, giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, khả năng và thời hạn thanh toán nợ;

+  Chủ nợ hoặc người đại diện hợp pháp của chủ nợ trình bày về những vấn đề cụ thể yêu cầu giải quyết, lý do, mục đích và căn cứ của việc yêu cầu giải quyết phá sản;

+  Người có liên quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của họ trong việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản;

+  Người làm chứng trình bày ý kiến; người giám định, đại diện cơ quan thẩm định giá trình bày kết luận giám định, kết quả định giá; người thực hiện biện pháp bổ trợ tư pháp khác giải thích những vấn đề còn chưa rõ hoặc có mâu thuẫn;

+  Trường hợp có người vắng mặt thì Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản cho công bố ý kiến bằng văn bản, tài liệu, chứng cứ do người đó cung cấp;

+  Hội nghị chủ nợ thảo luận về các nội dung do Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản đã thông báo và ý kiến của những người tham gia Hội nghị chủ nợ;

+  Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, người tham gia Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán ra quyết định thay người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;

+  Các chủ nợ có quyền thành lập Ban đại diện chủ nợ.

Yêu cầu :Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ được thông qua khi có quá nửa tổng số chủ nợ không có bảo đảm có mặt và đại diện cho từ 65% tổng số nợ không có bảo đảm trở lên biểu quyết tán thành. Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ có hiệu lực ràng buộc đối với tất cả các chủ nợ.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Luật phá sản năm 2014.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199