Thống kê đất đai là gì? Quy định lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất?

1. Thống kê kiểm kê đất đai là gì?

Thống kê đất đai được hiểu là Nhà nước tổng hợp, và đánh giá trên hồ sơ địa chính về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm thống kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần thống kê theo quy định

Thống kê đất đai co thể nói nói đây là một biện pháp để các cơ quan quản lí nhà nước về đất đai nắm bắt được kịp thời, thường xuyên tình hình sử dụng và những biến động đất đai và đồng thời, thống kê đất đai cung cấp thông tin, cung cấp các số liệu chính xác về mặt khoa học cho công tác lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại Điều 34 Luật đất đai 2013 quy định thì:

“1. Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

2. Thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ được thực hiện theo quy định sau đây:

a) Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

b) Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;”

Như vậy, Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện dựa theo quy định của pháp luật theo định kỳ và theo chuyên đề để có các số liệu và thông tin chính xác cung cấp cho các công tác thực hiện quy hoạch theo quy định

2. Lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? 

– Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của một đơn vị hành chính phải biểu thị được các thông tin như:

+ Toàn bộ các loại đất thuộc phạm vi quản lý của đơn vị hành chính đó trong đường địa giới hành chính và theo các quyết định điều chỉnh địa giới hành chính của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật

+ bản đồ hiện trạng sử dụng dát phải Biểu thị ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế; ranh giới các nông trường, lâm trường hay ranh giới các đơn vị quốc phòng, an ninh; ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa trên thực tế

+ Đối với khu vực đang có tranh chấp về địa giới hành chính thì trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải thể hiện rõ vị trí, và thể hiện ranh giới của khu vực đó.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của đơn vị hành chính tiếp giáp biển phải thể hiện toàn bộ diện tích các loại đất của phần đất liền và các đảo, và các quần đảo trên biển tính đến đường bờ biển theo quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

3. Mục đích thống kê, kiểm kê đất đai:

1. Đánh giá thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất và đề xuất các biện pháp tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

2. Làm căn cứ để lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

3. Làm cơ sở đề xuất điều chỉnh chính sách, pháp luật về đất đai.

4. Cung cấp số liệu để xây dựng niên giám thống kê các cấp và phục vụ nhu cầu thông tin đất đai cho các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, nghiên cứu khoa học, giáo dục và đào tạo, các nhu cầu khác của Nhà nước và xã hội.

Theo đó mục đích kiểm kê, thống kê đất đai nhằm đánh giá thực trạng tình hình sử dụng đất đai của từng đơn vị hành chính các cấp xã, huyện, tỉnh, các vùng kinh tế – xã hội và cả nước để làm cơ sở đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp trong giai các giai đoạn và đánh giá được sự biến động đất đai so với chu kỳ 5 năm, 10 năm trước và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả sử dụng đất; làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp đối với các giai đoạn và xây dựng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và biên soạn chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia về Diện tích đất và cơ cấu đất theo quy định

4. Thời điểm và thời gian thực hiện thống kê đất đai:

Tại Điều 5. Thời điểm và thời gian thực hiện thống kê đất đai Thông tư Số: 27/2018/TT-BTNMT quy định thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất quy định: 

1. Thời điểm thống kê đất đai định kỳ hàng năm được tính đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm (trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai).

2. Thời gian thực hiện và thời điểm nộp báo cáo kết quả thống kê đất đai định kỳ hàng năm được quy định như sau:

a) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã) triển khai thực hiện từ ngày 15 tháng 11 hàng năm (trong thời gian thực hiện phải tiếp tục tổng hợp cả các trường hợp biến động đất đai đến ngày 31 tháng 12); hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện) trước ngày 16 tháng 01 năm sau;

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thành và nộp báo cáo kết quả lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) trước ngày 01 tháng 02 năm sau;

c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoàn thành và nộp báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường trước ngày 16 tháng 02 năm sau;

d) Bộ Tài nguyên và Môi trường hoàn thành và báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 16 tháng 3 năm sau;

đ) Thời gian thực hiện quy định tại các điểm b và c khoản này nếu trùng thời gian nghỉ Tết Nguyên đán thì việc nộp báo cáo kết quả được lùi thời gian bằng số ngày được nghỉ Tết Nguyên đán theo quy định.

Như vậy, có thể thấy pháp luật đề ra quy định này nhằm hướng tới mục đích tăng cường sự kiểm soát chặt chẽ hơn nữa của Nhà nước đối với đất đai trên cơ sở các quy định. Việc Kiểm kê đất đai theo chuyên đề không thực hiện định kỳ như kiểm kê đất đai thông thường mà thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ quản lý đất đai từng thời kỳ, và sẽ được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ví dụ: Dự án kiểm kê đất đai toàn quốc năm 2017 được bổ sung 7 chuyên đề gồm Kiểm kê chi tiết đất lúa; Kiểm kê đất của các tổ chức sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước sử dụng đất nông, lâm nghiệp; Kiểm kê diện tích đất do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng và Kiểm kê đất sân golf; Kiếm kê đất do đồng bào dân tộc thiếu số đang sử dụng; Đất bãi bồi, ven sông, ven biển; Rà soát, thống kê nắm lại kết quả đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo bản đồ địa chính trên phạm vi cả nước theo quy định

5. Thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất:

Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, đã quy định rất chi tiết về vấn đề này như sau:

Nội dung thống kê, kiểm kê

Thống kê, kiểm kê đất đai bao gồm các nội dung thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề.

Nguyên tắc thống kê, kiểm kê

– Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn;

– Việc thống kê đất đai được tiến hành mỗi năm một lần, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai;

– Việc kiểm kê đất đai được tiến hành 05 năm một lần.

Theo đó mà việc thống kê kiểm kê không những cần thực hiện theo đúng thủ tục mà còn phải thực hiện theo đúng quy định về thống kê, kiểm kê theo quy định của pháp luật đề ra.

Thời gian lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất: được lập 05 năm một lần

Thẩm quyền

Thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cụ thể chi tiết như sau:

– Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện việc thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

– Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất của địa phương;

– Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thống kê, kiểm kê đất quốc phòng, an ninh và gửi báo cáo kết quả về Bộ Tài nguyên và Môi trường;

– Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm, kết quả kiểm kê đất đai 05 năm của cả nước.

Đối với từng công việc cụ thể khác nhau thì thẩm quyền thực hiện của cơ quan nhà nước khác nhau. Việc chuyên môn hóa công việc cụ thể thì đánh giá trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền càng cao, hoạt động quản lý sẽ hiệu quả hơn.

Với quy định này, thì không chỉ phía cơ quan quản lý mới cần nắm bắt ngay cả cá nhân, tổ chức sử dụng đất cần biết để phối hợp nhịp nhàng với nhau để hoạt động thống kê, kiểm kê, lập bản đồ thực trạng sử dụng đất được hiệu quả hơn.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

Luật đất đai năm 2013

– Thông tư 27/2018/TT-BTNMT quy định thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199