Con đẻ và con nuôi (Anh em nuôi) có được kết hôn không?

Con ruột và con nuôi có được kết hôn không? Có phải con đẻ và con nuôi không được phép kết hôn với nhau không? Làm thế nào để anh em nuôi có thể kết hôn được với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới nhất?

1. Con ruột là gì?

Hiện nay, không có một văn bản nào quy định về khái niệm con ruột là gì, tuy nhiên có thể hiểu con ruột là con được bố mẹ trực tiếp sinh ra, có cùng dòng máu, huyết thống với bố mẹ. Con ruột hay còn gọi là con đẻ được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc con ngoài giá thú, được bố mẹ làm giấy khai sinh có ghi đầy đủ thông tin của con, thông tin của bố mẹ đẻ.

2. Con nuôi là gì?

Con nuôi là con được cha mẹ nhận nuôi từ một người khác theo thủ tục nhận con nuôi mà pháp luật quy định. Giữa con nuôi và cha mẹ không có quan hệ huyết thống, không cùng một dòng máu. Theo Luật hôn nhân và gia đình, quan hệ giữa con nuôi với cha, mẹ nuôi được xác lập bởi sự kiện nuôi con nuôi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Con nuôi là người không phải do cha, mẹ đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc sinh ra, giữa hai bên không có quan hệ sinh thành.

Như vậy, có thể hiểu con nuôi là con của người khác nhưng được một người hoặc hai người là vợ chồng nhận làm con và coi như con đẻ của mình.

Việc nuôi con nuôi được đăng ký làm phát sinh quan hệ pháp luật cha mẹ và con giữa người nhận nuôi và con nuôi theo quy định của pháp luật cụ thể là luật hôn nhân và gia đình, luật nuôi con nuôi.. Quyền và trách nhiệm làm cha mẹ được chuyển giao một cách hợp pháp từ cha mẹ đẻ sang cha mẹ nuôi, bao gồm các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và về tài sản.

3. Có phải con đẻ và con nuôi không được đăng ký kết hôn với nhau?

Xét mối quan hệ giữa con đẻ và con nuôi. Con đẻ và con nuôi thì đều có cha mẹ chung nhưng việc xác lập quan hệ giữa con đẻ và con nuôi với cha mẹ thì khác nhau. Việc xác lập mối quan hệ giữa con đẻ là cha mẹ là mối quan hệ huyết thống máu mủ với nhau, còn mối quan hệ giữa con nuôi với cha mẹ là mối quan hệ pháp luật thông qua thủ tục nhận nuôi con nuôi theo quy định của Luật nuôi con nuôi tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Như vậy thì giữa con đẻ và con nuôi không có quan hệ huyết thống với nhau.

Mà tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cấm trường hợp: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”. Tức là việc kết hôn giữa hai người có quan hê hệ huyết thông nuôi dưỡng với nhau.

  • Những người cùng dòng máu trực hệ: là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người – kia kế tiếp nhau (khoản 17 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Những người trong phạm vi ba đời: là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba (khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014)
  • Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng

Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định cấm kết hôn giữa con đẻ và con nuôi. Theo quy định trên, không có trường hợp con nuôi và con đẻ không được kết hôn với nhau. Do đó, nam, nữ thuộc trường hợp con nuôi và con đẻ nếu đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có thể kết hôn với nhau.

Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý. Bởi giữa con đẻ và con nuôi không có quan hệ huyết thống hay nuôi dưỡng. Việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi không trái với đạo đức xã hội, cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và việc duy trì nòi giống sau này. Mục đích xây dựng gia đình hạnh phúc hoàn toàn có thể đạt được nếu được xây dựng trên cơ sở tình cảm tự nguyện của hai bên.

4. Anh em nuôi có được kết hôn với nhau không?

Con ruột và con nuôi là một mối quan hệ có sự liên quan mật thiết với nhau bởi họ có thể cùng sống chung trong một gia đình, cùng là con của bố mẹ,… Tuy nhiên, nhiều gia đình cũng có thể gặp những trường hợp éo le là con nuôi và con ruột của mình có tình cảm với nhau, thậm chí là muốn đăng ký kết hôn với nhau. Vậy việc kết hôn giữa con nuôi và con ruột có được phép hay không?

Xét dưới khía cạnh về quy định của pháp luật:

Theo quy định tại Điều 5 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 pháp luật cấm công dân thực hiện các hành vi như:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Nếu hai người kết hôn hoặc ly hôn với nhau vì một mục đích khác, có yếu tố gian dối, giả tạo nhằm che giấu một giao dịch khác thì xét là vi phạm pháp luật.
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Việc kết hôn giữa các công dân phải đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi theo pháp luật quy định, và phải hoàn toàn tự nguyện từ hai phía chứ không được cưỡng ép, hoặc lừa dối.
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ; điều này là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định của pháp luật.
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Theo đó, có thể thấy chỉ khi thuộc vào một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ không được đăng ký kết hôn. Trường hợp con đẻ và con nuôi kết hôn với nhau không thuộc các trường hợp pháp luật cấm kết hôn. Bởi tuy có cùng cha mẹ nhưng lại không cùng huyết thống, không liên quan gì đến dòng máu, một người được cha mẹ đẻ ra còn một người được cha mẹ nhận về nuôi bằng tình yêu thương của cha mẹ nếu họ tự nguyện, đủ độ tuổi kết hôn nam thì phải từ đủ 20 tuổi trở lên; còn nữ thì phải từ đủ 18 tuổi trở lên, đang trong tình trạng độc thân, cả hai đều có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì hoàn toàn không vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, xét về khía cạnh nhận thức và truyền thống của con người thì việc con đẻ và con nuôi kết hôn với nhau thường bị phản đối bởi nhiều nguyên nhân liên quan đến truyền thống, tư tưởng của các gia đình. Con đẻ và con nuôi ở chung một nhà nên phát sinh những tình cảm gắn bó một cách tự nhiên như anh em ruột cùng cha cùng mẹ sinh ra. Cho nên, việc kết hôn giữa con đẻ và con nuôi trong một gia đình vẫn chưa được xã hội thừa nhận và ủng hộ. Còn dưới góc độ pháp luật, nếu không rơi vào các đối tượng cấm kết hôn; thì con đẻ và con nuôi hoàn toàn có thể kết hôn với nhau.

5. Trình tự thủ tục đăng ký kết hôn:

Nam, nữ khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn thì có thể chuẩn bị các hồ sơ, giấy tờ và thực hiện việc đăng ký kết hôn theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

Khi đi đăng ký kết hôn, cần mang theo các giấy tờ sau đây:

Bản sao sổ hộ khẩu;

 Bản sao Chứng minh nhân dân;

Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của phường xã, thị trấn thường trú;

Tờ khai đăng ký theo mẫu

Nếu như một trong hai bên đã kết hôn một lần rồi thì phải có giấy chứng nhận của tòa án là đã ly hôn. Kèm theo đó là giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của địa phương.

Bước 2: Mang hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi vợ hoặc chồng đang cư trú để thực hiện việc đăng ký kết hôn

Công chức tư pháp – hộ tịch khi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra ngay toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đồng ý giải quyết thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ đăng ký kết hôn.Trường hợp nếu hồ sơ không hợp lệ, bị thiếu thì công chức Tư pháp – hộ tịch phải trả lời bằng văn bản cho người nộp hồ sơ biết và yêu cầu họ bổ sung kịp thời các giấy tờ còn thiếu để tiến hành đăng ký kết hôn.

Khi trả kết quả đăng ký kết hôn, công chức tư pháp – hộ tịch hướng dẫn hai bên nam, nữ kiểm tra nội dung trong Sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu các bên thấy nội dung đúng, thì yêu cầu các bên ký tên vào Sổ và hướng dẫn các bên cùng ký vào Giấy chứng nhận kết hôn. Mỗi bên được nhận 01 bản chính Giấy chứng nhận kết hôn

Về thời gian thực hiện: Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định

Trong trường hợp nếu cần xác minh thêm các điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn cấp Giấy chứng nhận kết hôn không quá 05 ngày làm việc.

Lệ phí đăng ký kết hôn;

Nếu đăng ký kết hôn của công dân Việt Nam cư trú trong nước thì được miễn lệ phí đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199