1. Trường hợp nào công ty cổ phần được phép giảm vốn?
Vốn điều lệ của công ty là một trong những điều kiện quan trọng để được cơ quan có thẩm quyền xem xét và chấp thuận cho công ty được tham gia hoạt động kinh doanh trên thực tế, trong đó bao gồm cả công ty cổ phần. Theo ghi nhận tại
Chính vì pháp luật tạo điều kiện cho doanh nghiệp có những quyền định đoạt vốn điều lệ trong khuôn khổ cho phép mà công ty cổ phần có thể tăng, giảm tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng hoạt động trên thực tế. Theo quy định tại khoản 5 Điều 112
– Thực hiện giảm vốn hoạt động dựa trên quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty
– Hoặc được thực hiện khi công ty mua lại cổ phần đã bán theo yêu cầu của cổ đông hoặc theo quyết định của công ty;
– Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn cũng là một trong ba trường hợp giảm vốn hợp lệ. Nội dung thể hiện đầy đủ ba trường hợp giảm vốn của công ty cổ phần được trình bày dưới đây:
1.1. Trường hợp 1: Giảm vốn khi công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông:
Sự kiện công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty se được thực hiện dựa trên quyết định của Đại hội đồng cổ đông. Để có thể thực hiện được giảm vốn trong trường hợp này cũng cần thỏa mãn 2 điều kiện sau:
+ Trên thực tế, công ty tham gia hoạt động kinh doanh có số năm hoạt động liên tục từ 02 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;
+ Đồng thời, nghĩa vụ thanh toán nợ và nghĩa vụ tài sản khác cũng phải đảm bảo sau khi đã hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông.
1.2. Trường hợp 2: Giảm vốn điều lệ trong trường hợp công ty mua lại cổ phần đã bán
Quy định về việc giảm vốn điều lệ khi công ty mua lại cổ phần đã phát hành sẽ có hai trường hợp khác nhau, như sau:
– Trường hợp 1. Công ty mua lại cổ phần đã phát hành theo yêu cầu của cổ đông
+ Dựa trên thực tế, việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty sẽ được thực hiện thông qua biểu quyết của cổ đông. Khi có một hoặc nhiều cổ đông đã biểu quyết không thông qua nghị quyết về vấn đề này thì có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình.
Yêu cầu này không được thể hiện bằng lời nói mà cần thể hiện bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Sau khi đã lập văn bản thì cần gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày Đại hội đồng cổ đông thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này.
+ Trách nhiệm của Công ty khi có yêu cầu mua cổ phần:
Mức giá để công ty mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông sẽ dựa trên giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;
Nếu có bất kỳ tranh chấp nào về giá thì các bên có thể yêu cầu một tổ chức thẩm định giá định giá xác định chính xác để đảm bảo quyền lợi của đôi bên. Công ty giới thiệu ít nhất 03 tổ chức thẩm định giá để cổ đông lựa chọn và lựa chọn đó là quyết định cuối cùng.
– Trường hợp 2. Công ty mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
+ Hiện nay, việc công ty mua lại cổ phần được thực hiện nhưng sẽ không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán;
+ Công ty có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty. Hoạt động mua lại cổ phần cũng cần được lưu trữ bằng Quyết định mua lại cổ phần, sau đó thông báo đến tất cả cổ đông trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định đó được thông qua.
Cổ đông đồng ý bán lại cổ phần phải gửi văn bản đồng ý bán cổ phần của mình bằng phương thức để bảo đảm đến được công ty trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo.
Hoàn tất việc đăng ký giảm vốn điều lệ tương ứng với tổng mệnh giá các cổ phần được công ty mua lại trong khoảng thời gian là 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc thanh toán mua lại cổ phần, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy định khác.
1.3. Giảm vốn điều lệ do không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn:
Cổ đông khi đã đăng ký mua cổ phần thì phải thanh toán đủ số cổ phần trong vòng 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn.
Đồng thời, thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này đó là
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua theo quy định tại khoản 1 Điều này, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ, trừ trường hợp số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này; đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập.
2. Hồ sơ giảm vốn điều lệ công ty cổ phần được quy định như thế nào?
Để hoàn tất được thủ tục thay đổi vốn điều lệ công ty cổ phần thì doanh nghiệp cần tuân thủ bộ hồ sơ đã được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Theo đó, trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh đăng ký thay đổi vốn điều lệ, công ty gửi hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt trụ sở chính thì hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau đây:
+ Cần chuẩn bị 01 bản thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
+ Cung cấp được cho cơ quan có thẩm quyền nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Hoặc nghị quyết, quyết định và biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần về việc thay đổi vốn điều lệ;
+ Gửi kèm được văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đối với trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư.
THAM KHẢO THÊM: