Ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng ủy thác?

1. Ủy thác mua bán hàng hóa là gì? 

1.1. Khái niệm hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa: 

Quan hệ ủy thác mua bán hàng hóa được xác định trên cơ sở hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa. Trước tiên: Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác theo sự thỏa thuận của các bên. 

Vậy thì, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận của các bên, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện công việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác, còn bên ủy thác có nghĩa vụ trả thù lao cho bên nhận ủy thác. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa được xác lập trên cơ sở có đề nghị giao kết hợp đồng và có chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng hay phá vật được tạo ra và xác định bởi nghĩa vụ về công việc mua bán hàng hóa có điều kiện giữa bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa mang bản chất của hợp đồng dịch vụ, hay nói cách khác thì hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là hợp đồng dịch vụ dân sự trong hoạt động thương mại. Về phương diện chủ thể thì bên nhận ủy thác là chủ thể cung ứng dịch vụ thương mại chuyên nghiệp được thuê thực hiện công việc mua bán hàng hóa, nhân danh chính mình cho bên ủy thác và được bên ủy thác trả thù lao theo thỏa thuận. Về đối tượng của hợp đồng này là việc mua bán hàng hóa – Đối tượng của một loại hợp đồng dịch vụ. Về nội dung thì hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa chứa đựng các điều khoản của hợp đồng dịch vụ ví dụ như thỏa thuận công việc phải làm, phạm vi, thời hạn và thù lao …

1.2. Ưu điểm của ủy thác mua bán hàng hóa: 

Cùng với quá trình hội nhập kinh tế, các hoạt động thương mại trong đó có hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa ngày càng có ý nghĩa và vai trò quan trọng được các thương nhân sử dụng phổ biến thể hiện ở một số ưu điểm sau:

Thứ nhất, người nhận ủy thác thường hiểu rõ và nắm bắt đầy đủ thông tin thị trường, am hiểu pháp luật và tập quán địa phương, do đó cho nên có khả năng đẩy mạnh việc buôn bán, phòng tránh hoặc giảm thiểu rủi ro cho người ủy thác. Điều này đặc biệt có ích đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, có ít đối với các doanh nghiệp mới thành lập và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ở nước ta. 

Thứ hai, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa góp phần phát triển nền kinh tế đất nước và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Trong hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu là lĩnh vực có tầm quan trọng đặc biệt vì nó chi phối lớn đến các ngành kinh tế quốc dân. Hoạt động xuất nhập khẩu muốn được đẩy mạnh phải tìm được đầu mối xuất nhập khẩu, phải tìm được tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa đã góp phần không nhỏ đối với những doanh nghiệp không đủ điều kiện trực tiếp xuất nhập khẩu, không tìm được đầu mũi để xuất nhập khẩu. Ví dụ như một cơ sở sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ có các sản phẩm tranh thêu, nay muốn đưa sản phẩm của mình xuất khẩu ra thị trường nước ngoài nhưng là chủ thể không được phép xuất khẩu hoặc không thông thạo về các thủ tục xuất khẩu cần thiết, thì có thể thông qua dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu để tiếp cận thị trường. 

Thứ ba, nhờ dịch vụ ủy thác trong việc lựa chọn và phân phối đóng gói, người ủy thác có thể giảm bớt chi phí vận tải. Người nhận ủy thác có sẵn một cơ sở vật chất, khi sử dụng dịch vụ này người ủy thác đỡ được khoản đầu tư đáng kể. Nếu như nhà sản xuất và các nhà kinh doanh tự mình tổ chức phân phối hàng hóa và tự tìm bạn hàng để ký kết hợp đồng thì khoản đầu tư là rất lớn. Trong khi đó người được ủy thác đã có đầy đủ đội ngũ công nhân và nhân viên có kinh nghiệm hiểu biết thị trường, hiểu biết pháp luật và tập quán thương mại … như vậy dù lợi nhuận bị chia sẻ và phải trả thù lao cho người nhận ủy thác những khoản đầu tư và chi phí vẫn sẽ ít hơn rất nhiều.

Thứ tư, nhà kinh doanh có thể tổ chức một hệ thống rộng rãi các trung gian tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ do tiết kiệm được chi phí sử dụng dịch vụ ủy thác. Người ủy thác có thể mở rộng thêm thị trường và dần dần trở thành mạng lưới buôn bán để chiếm lĩnh thị trường. Do đó việc buôn bán được xúc tiến mạnh mẽ hơn so với việc tự mình tìm kiếm bạn hàng và tổ chức phân phối sản phẩm.

1.3. Nhược điểm của uỷ thác mua bán hàng hoá: 

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa cũng có những nhược điểm nhất định, như sau:

Thứ nhất, khi hoạt động thương mại được thực hiện thông qua người trung gian, người sử dụng dịch vụ trung gian thương mại sẽ có nguy cơ bị mất mối liên hệ trực tiếp với thị trường và đối tác. Do vậy các nhà kinh doanh khi sử dụng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa có thể không cần tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như đối tác, do đó có thể họ không điều trị kịp thời kế hoạch kinh doanh và thay đổi mặt hàng sao cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nếu họ không tự tìm bạn hàng và nghiên cứu thị trường thì họ sẽ luôn ở thế bị động và phụ thuộc vào thương nhân ủy thác.

Thứ hai, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của người uỷ thác bị chia sẻ do họ phải trả một khoản tiền thù lao khi sử dụng dịch vụ ủy thác của người nhận ủy thác. Số tiền này tính theo phần trăm giá trị hợp đồng hoặc tùy theo sự thỏa thuận của các bên. Ngay cả khi lợi nhuận chưa chắc chắn đã thu được nhưng số tiền thù lao vẫn sẽ phải trả cho người nhận ủy thác vì số tiền này không phụ thuộc vào việc người ủy thác kinh doanh có lãi hay không.

Thứ ba, người ủy thác luôn ở thế bị động trong việc tiếp cận thị trường và đối tác, họ sẽ bị phụ thuộc vào người nhận ủy thác. Nếu như người nhận ủy thác làm việc kém hiệu quả và không đạt thành công, Gian lận và thiếu trách nhiệm gây ra thiệt hại, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh … thì người ủy thác sẽ phải chịu. Tóm lại, hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa vừa có những ưu điểm và hạn chế nhất định. 

Do vậy khi sử dụng dịch vụ ủy thác mua bán hàng hóa thì bên ủy thác phải cân nhắc sao cho phù hợp và hiệu quả.

2. Mẫu hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa: 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…, ngày … tháng … năm …

HỢP ĐỒNG ỦY THÁC MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: … / … /HĐUTMBHH

Căn cứ Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005;

Căn cứ Bộ luật Dân sự năm 2015;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên trong hợp đồng;

Hôm nay, ngày … tháng … năm …, tại … chúng tôi gồm có:

Bên ủy thác mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Bên A):

Tên tổ chức: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Bên nhận ủy thác mua bán hàng hóa (sau đây gọi tắt là Bên B):

Tên tổ chưc: …

Địa chỉ trụ sở: …

Mã số doanh nghiệp: …

Người đại diện theo pháp luật là ông/ bà: …

Chức vụ: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai Bên thoả thuận và đồng ý ký kết hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa với các điều khoản, điều kiện như sau:

Điều 1. Đối tượng của hợp đồng

Bên A giao cho Bên B thực hiện mua bán hàng hóa theo những điều kiện như sau:

– Tên hàng hóa: …

– Số lượng: …

– Chất lượng: …

– Cách thức đóng gói, bảo quản: …

– Tiêu chuẩn kỹ thuật: …

Điều 2. Thù lao ủy thác, phương thức và thời hạn thanh toán

1. Thù lao ủy thác:

Thù lao thực hiện … tại Điều 1 hợp đồng này là: … đồng/ hàng hóa (Bằng chữ: …).

Thù lao  thực hiện … tại Điều 1 hợp đồng này là: … đồng/ hàng hóa (Bằng chữ: …).

Tổng cộng tiền thù lao là: … đồng (Bằng chữ: …).

2. Phương thức thanh toán (tiền mặt/ chuyển khoản): …

3. Thời hạn thanh toán: …

Điều 3. Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng

1. Thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác:

Hợp đồng này được thực hiện kể từ ngày Bên A và Bên B ký kết và chấm dứt khi Bên A hoàn thành các nghĩa vụ về thanh toán cho Bên B, đồng thời Bên B hoàn thành các nghĩa vụ về hoàng hóa cho Bên A theo quy định tại hợp đồng này.

Thời hạn Bên B giao hàng hóa cho Bên A là: … ngày, kể từ ngày … / …/ …

2. Địa điểm giao nhận hàng hóa:

Bên B giao hàng hóa cho Bên A và Bên A nhận hàng hóa cho Bên B tại: …

3. Phương thức giao nhận hàng hóa:

Bên B phải giao hàng hóa và Bên A phải nhận hàng hóa theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

Trường hợp Bên B chậm giao hàng hóa thì Bên A có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà Bên B vẫn chưa hoàn thành công việc thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Điều 4. Quyền, nghĩa vụ của Bên A

1. Quyền của Bên A:

1. 1. Yêu cầu Bên nhận uỷ thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp đồng này.

1. 2. Không chịu trách nhiệm trong trường hợp Bên nhận uỷ thác vi phạm pháp luật, trừ trường hợp quy định tại Điểm 2. 4 Khoản 2 Điều này.

1. 3. Nhận hàng hóa (sản phẩm) theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

1. 4. Trường hợp hàng hóa (sản phẩm) không bảo đảm nội dung yêu cầu tại Điều 1 hợp đồng này, đồng thời Bên B không thể khắc phục được trong thời hạn thỏa thuận với Bên A, thì Bên A có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

2. Nghĩa vụ của Bên A:

2. 1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

2. 2. Trả thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác cho Bên B.

2. 3. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận của hợp đồng này.

2. 4. Liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp Bên B vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do Bên A gây ra hoặc do các Bên cố ý làm trái pháp luật.

Điều 5. Quyền, nghĩa vụ của Bên B

1. Quyền của Bên B:

1. 1. Yêu cầu Bên A cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện hợp đồng này.

1. 2. Nhận thù lao uỷ thác và các chi phí hợp lý khác.

1. 3. Không chịu trách nhiệm về hàng hoá đã bàn giao đúng thoả thuận cho Bên A.

1. 4. Yêu cầu Bên A thanh toán tiền thù lao ủy thác theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận tại hợp đồng này.

2. Nghĩa vụ của Bên B:

2. 1. Thực hiện mua bán hàng hoá theo thỏa thuận tại hợp đồng này.

2. 2. Thông báo cho Bên A về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng này.

2. 3. Thực hiện các chỉ dẫn của Bên A phù hợp với thoả thuận tại hợp đồng này.

2. 4. Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng uỷ thác này.

2. 5. Giữ bí mật về những thông tin có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng uỷ thác này.

2. 6. Giao tiền, giao hàng theo đúng thoả thuận tại hợp đồng này.

2. 7. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của Bên A, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.

2. 8. Không được uỷ thác lại cho Bên thứ ba thực hiện hợp đồng này, trừ trường hợp có sự chấp thuận bằng văn bản của Bên A.

Điều 6. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng

7. 1. Tiền lãi do chậm thanh toán tiền thù lao ủy thác:

Trường hợp Bên A chậm thực hiện thanh tiền thủ lao ủy thác theo thỏa thuật tại hợp đồng này, thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

7. 2. Bồi thường thiệt hại:

Bên vi phạm nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật cho Bên bị vi phạm (nếu có).

7. 3. Phạt vi phạm hợp đồng:

Bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền bằng 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm cho Bên bị vi phạm.

Điều 7. Chi phí khác

Chi phí … là: … đồng, do Bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Chi phí … là … đồng, do Bên … chịu trách nhiệm thanh toán.

Điều 8. Phương thực giải quyết tranh chấp

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có vấn đề phát sinh cần giải quyết, thì hai Bên tiến hành thỏa thuận và thống nhất giải quyết kịp thời, hợp tình và hợp lý. Trường hợp không thỏa thuận được thì một trong các Bên có quyền khởi kiện tại tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Các thoả thuận khác

Bên A và Bên B đồng ý đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của mình và hậu quả pháp lý của việc giao kết hợp đồng này. Bên A và Bên B đồng ý thực hiện theo đúng các điều khoản trong hợp đồng này và không nêu thêm điều kiện gì khác. Hợp đồng này được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau và được giao cho Bên A … bản, Bên B … bản./. 

BÊN A

BÊN B

Ký và ghi rõ họ tên

Ký và ghi rõ họ tên

3. Phân biệt hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa và đại diện cho thương nhân: 

Trên thế giới, chế định đại diện thương mại có lịch sử phát triển lâu đời và được xem là chế định quan trọng bậc nhất trong số các hoạt động trung gian thương mại. Ở Việt Nam thì đại diện cho thương nhân là một dạng của đại diện theo ủy quyền được thực hiện trong hoạt động thương mại căn cứ theo quy định tại Điều 141 của Luật thương mại năm 2005. Theo đó thì đại diện cho thương nhân được hiểu là việc bên đại diện nhân danh bên giao đại diện thực hiện các hoạt động thương mại trong phạm vi ủy nhiệm và được hưởng thù lao đại diện theo sự thỏa thuận của các bên. Với bản chất là thực hiện công việc trong nội dung quỷ nhiệm thay thương nhân giao đại diện, đại diện cho thương nhân có những điểm khác biệt căn bản so với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa như sau:

Thứ nhất, về chủ thể thì đại diện cho thương nhân bắt buộc bên giao đại diện phải là thương nhân. Trong khi đó bên ủy thác không nhất thiết phải là thương nhân.

Thứ hai, về tư cách pháp lý khi thực hiện uỷ nhiệm, đối với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa thì bên nhận ủy thác nhân danh chính mình khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba. Do vậy cho nên mọi hậu quả pháp lý của hành vi từ giao dịch đó sẽ trực tiếp mang lại cho chính bên nhận ủy thác. Ngược lại trong quan hệ đại diện cho thương nhân, bên đại diện nhân danh bên giao đại diện khi thực hiện giao dịch với bên thứ ba và như vậy mọi hậu quả pháp lý phát sinh từ hành vi của bên đại diện sẽ mang lại cho bên giao đại diện.

Thứ ba, về phạm vi nhận uỷ nhiệm, căn cứ theo quy định tại Điều 161 của Luật thương mại năm 2005 thì bên nhận ủy thác có thể nhận ủy thác mua bán hàng hóa cho nhiều bên ủy thác khác nhau, trong khi đó bên đại diện cho thương nhân có thể không thực hiện được điều này trừ trường hợp hợp đồng đại diện có thỏa thuận khác. Căn cứ theo quy định tại Điều 145 của Luật thương mại năm 2005 có quy định bên đại diện không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện.

Thứ tư, về quyền chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng do bên trung gian thương mại ký với bên thứ ba không đúng thẩm quyền, bên giao đại diện có quyền quyết định chấp nhận hay không chấp nhận hợp đồng do bên đại diện ký với bên thứ ba không đúng thẩm quyền, trong khi ủy thác mua bán hàng mà không đặt ra vấn đề này.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết: 

– Luật Thương mại năm 2005;

– Bộ luật Dân sự năm 2015. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199