Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày? Xin nghỉ khi người thân mất?

Chế độ nghỉ phép là một trong những quyền lợi quan trọng của người lao động khi tham gia lao động ở tại bất kể đơn vị hay tổ chức nào. Vậy khi người thân mất, người lao động có được nghỉ phép hay không? Chế độ và quyền lợi nghỉ ra sao?

Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568

1. Bố mẹ mất được nghỉ mấy ngày?

Căn cứ theo Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thời gian nghỉ khi bố, mẹ, người thân mất như sau:

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, khi bố, mẹ đẻ hay bố, mẹ nuôi mất thì sẽ được nghỉ 03 ngày. Người lao động sẽ phải có nghĩa vụ thông báo cho người sử dụng lao động khi bố, mẹ mất. Và người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để xin nghỉ việc việc không hưởng lương nếu muốn nghỉ thêm.

2. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động xin nghỉ việc trong trường hợp bố, mẹ mất:

– Trong trường hợp người lao động xin nghỉ việc khi bố, mẹ mất thì người sử dụng đất phải có trách nhiệm tạo điều kiện cho người lao động nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật.

– Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ việc là hành vi vi phạm pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Với hành vi này sẽ chịu chế tài xử lý vi phạm hành chính căn cứ theo điểm a Khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;…”

Lưu ý, ngoài ngày nghỉ theo quy định của luật, người lao động muốn xin nghỉ thêm theo diện nghỉ không hưởng lương thì người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền đồng ý hoặc từ chối đề nghị xin nghỉ đó, điều này hoàn toàn dựa trên sự thỏa thuận giữa hai bên. Nếu người sử dụng lao động không đồng ý cho xin nghỉ thì cũng không vi phạm pháp luật.

3. Người thân mất có được nghỉ hưởng nguyên lương không?

Theo quy định tại Điều 115 Bộ luật lao động năm 2019, người lao động nghỉ việc riêng mà vẫn được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:

– Kết hôn: nghỉ 03 ngày

Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày

Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày. 

Còn trường hợp, người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn thì sẽ không được hưởng lương.

4. Nghỉ phép khi có người thân mất: 

4.1. Nghỉ phép là gì?

Nghỉ phép năm hay còn gọi là số ngày nghỉ hàng năm được hiểu là những quyền lợi người lao động được hưởng khi đi làm, là ngày nghỉ ngơi trong một năm của người lao động.

Theo như quy định tại Điều 113 Bộ luật lao động năm 2019, thì ngày nghỉ hằng năm được tính như sau:

Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường

14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật lao động năm 2019

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

4.2. Quyền lợi của người lao động khi được hưởng chế độ nghỉ phép năm:

– Người lao động có ngày nghỉ phép năm chưa nghỉ hết có thể được tính gộp lại và được quy đổi thành tiền lương nếu người lao động chưa nghỉ hết số ngày được nghỉ phép

– Người lao động được ứng tiền lương cùng với những ngày nghỉ phép

– Đặc biệt, nếu người lao động nghỉ phép đi đâu đó xa mà thời gian đi đường nhiều hơn 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi sẽ được cộng thêm một ngày nghỉ phép nữa.

4.3. Chế độ nghỉ phép khi có người thân mất:

Theo như phân tích ở các mục trên, người lao động sẽ được nghỉ khi nhà có người thân mất, người lao động được nghỉ 03 ngày vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp bản thân kết hôn; Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con đẻ và con nuôi chết; nghỉ 01 ngày khi con đẻ, con nuôi kết hôn, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết.

4.4. Nghỉ phép tang trùng ngày cuối tuần: 

– Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ phép 3 ngày hoặc 1 ngày khi gia đình có tang. Tuy nhiên, quy định này không đề cập cụ thể người lao động được nghỉ phép ngày nào trong tuần. Do đó, người lao động có thể lựa chọn ngày nghỉ phép phù hợp với bản thân.

– Trong trường hợp ngày nghỉ rơi vào cuối tuần, thứ bảy và chủ nhật, đây là những ngày nghỉ đương nhiên nên người lao động sẽ được tính nghỉ phép vào những ngày kế tiếp.

5. Mẫu đơn xin nghỉ phép: 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN XIN NGHỈ PHÉP

Kính gửi:        – Ban Giám đốc ……

– Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự

– Trưởng Phòng ……

Tên tôi là:……

Chức vụ hiện tại:………

Điện thoại liên hệ khi cần: ………

Kính đề Ban Giám đốc, Trưởng Phòng Hành chính – Nhân sự và Trưởng phòng .…. cho tôi nghỉ phép …… ngày, (kể từ ngày …… tháng ……. năm..…. đến ngày……. tháng ….. năm …..).

Lí do: ……

Tôi đã bàn giao công việc trong thời gian nghỉ phép lại cho ông (bà):

…… Phòng …

Ông (bà) …… sẽ thay tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao theo quy định.

Tôi xin hứa sẽ cập nhật đầy đủ nội dung công tác trong thời gian vắng. Rất mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

….. ngày … tháng …. năm ……

NGƯỜI LÀM ĐƠN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——-

ĐƠN XIN NGHỈ KHÔNG LƯƠNG

Kính gửi: – Ban Giám đốc Công ty (1)……

          – Trưởng phòng Nhân sự (2)

– Trưởng (3)……

Tôi tên là: ……

Ngày tháng năm sinh: ……

Chức vụ: ……

Đơn vị công tác:……

Hộ khẩu thường trú: ……

Số điện thoại liên hệ khi cần: ……

Nay tôi làm đơn này xin Ban Giám đốc công ty, Trưởng phòng Nhân sự, Trưởng (4)…. cho tôi được nghỉ không hưởng lương từ ngày …. tháng …. năm…. đến ngày …. tháng …. năm…..

Lý do xin nghỉ (5):……

Tôi đã bàn giao công việc cho (6) …….. trong suốt thời gian tạm nghỉ.

Các công việc được bàn giao (7):…

Tôi cam kết sẽ trở lại làm việc sau khi hết thời gian nghỉ nêu trên, nếu không tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước công ty.

Kính mong Ban Giám đốc xem xét và chấp thuận.

Xin trân trọng cảm ơn!

                                                ………, ngày  …… tháng …… năm….

Giám đốc

(Duyệt)

Trưởng phòng Nhân sự
(Xác nhận)

Người quản lý
(Nêu ý kiến, ký, ghi rõ họ tên)

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hướng dẫn viết đơn xin nghỉ không lương

(1) Phụ thuộc vào nơi người lao động làm việc: công ty, cơ quan, đơn vị, tổ chức,…

(2) Người lao động nên nắm rõ cơ cấu tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp mình để ghi chính xác bộ phận quản lý nhân sự có thẩm quyền.

(3) (4) Bộ phận, đơn vị quản lý trực tiếp người lao động.

(5) Ghi rõ lý do xin nghỉ, lý do càng chi tiết, càng hợp lý thì đơn xin nghỉ càng dễ được chấp thuận, phê duyệt.

(6) Ghi rõ họ tên, chức vụ, phòng/ban/bộ phận, thông tin liên lạc của người đảm nhiệm phần việc trong thời gian người lao động nghỉ.

(7) Ghi chi tiết các công việc bàn giao, càng chi tiết bao nhiêu người tiếp nhận càng dễ dàng thực hiện công việc bấy nhiêu và thuận lợi cho người có thẩm quyền xét duyệt đơn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199