Tiếp cận với bị hại dưới 18 tuổi trong án xâm hại tình dục

1. Tiếp cận với bị hại dưới 18 tuổi trong án xâm hại tình dục:

Căn cứ theo quy định tại Điều 423 của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, đối với vụ án có bị hại là người dưới 18 tuổi thì Hội đồng xét xử vụ án hình sự phải hạn chế việc để cho bị hại tiếp cận với bị cáo trong quá trình bị hại trình bày lời khai tại phiên tòa, tránh trường hợp ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân.

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 22 của Thông tư liên tịch 01/2022/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BLĐTBXH, có quy định về vấn đề phối hợp trước khi mở phiên tòa hình sự như sau: Trong trường hợp Viện kiểm sát có đề nghị triệu tập bị hại đến phiên tòa thì Tòa án cần phải xem xét, quyết định về việc triệu tập bị hại đến phiên tòa theo yêu cầu của Viện kiểm sát. Trong trường hợp bắt buộc phải triệu tập bị hại có mặt tại phiên tòa thì Tòa án cần phải bố trí phòng xử án sao cho phù hợp hoặc cần phải có màn che ngăn cách với khu vực của bị cáo tại phiên tòa; xem xét và đề nghị bác sĩ tâm lý, chuyên gia hỗ trợ tâm lý đối với bị hại, áp dụng các biện pháp bảo vệ bị hại tại phiên tòa.

Căn cứ theo Điều 7 của Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, thì trong quá trình xét xử vụ án xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi, căn cứ vào điều kiện hoặc căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể, Tòa án cần phải thực hiện quy định về vấn đề: Hạn chế triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa trong trường hợp vẫn giải quyết được vụ án hình sự bằng việc áp dụng các biện pháp thay thế khác (như: sử dụng lời khai của người bị hại ở giai đoạn điều tra hoặc giai đoạn truy tố; mời bị hại đến Tòa án hoặc đến địa điểm hợp pháp khác để lấy lời khai bằng văn bản, bằng ghi âm hoặc ghi hình hoặc một số hình thức hợp pháp khác). Trong trường hợp bắt buộc phải triệu tập bị hại là người dưới 18 tuổi đến phiên tòa, Tòa án cần phải tạo nhiều điều kiện thuận lợi để bị hại làm quen, tiếp xúc với môi trường Tòa án, với quy trình xét xử và thủ tục xét xử theo quy định của pháp luật, Tòa án cần phải bố trí bị hại ngồi trong phòng cách ly và sử dụng các thiết bị điện tử để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của bị hại trong quá trình khai báo, trong quá trình tham gia tố tụng tại phiên tòa; trong trường hợp nhận thấy không bố trí được phòng cách ly cho bị hại thì có thể để bị hại ngồi ở phòng xử án, tuy nhiên cần phải có màn che ngăn cách giữa khu vực của bị hại với khu vực của bị cáo, đảm bảo khoảng cách giữa Hội đồng xét xử mới bị hại không quá 3 mét.

Như vậy, quá trình tiếp cận với bị hại là người dưới 18 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục cần phải đảm bảo một số yêu cầu/điều kiện nêu trên, và Tòa án cần phải hạn chế tối đa việc triệu tập bị hại đến phiên tòa. 

Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 10 của Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao, có quy định về vấn đề tiếp xúc giữa bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo trong vụ án xâm hại tình dục. Theo đó:

  • Trong quá trình xét xử vụ án hình sự, Hội đồng xét xử cần phải cách ly bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo khi thuộc một trong những trường hợp như sau: Trong vụ án hình sự của bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị hại bị bảo hành hoặc bị mua bán trái quy định của pháp luật; trong vụ án hình sự có bị hại là người dưới 10 tuổi; trong những vụ án hình sự khác có yêu cầu của người dưới 18 tuổi hoặc yêu cầu của người đại diện, đồng thời Hội đồng xét xử nhận thấy cần phải cách ly để đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người dưới 18 tuổi;

  • Trong quá trình xét xử những vụ án hình sự cần phải cách ly bị hại là người dưới 18 tuổi với bị cáo (khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên), thì bị hại tham gia phiên tòa ở phòng cách ly. Thông tin về quá trình diễn biến tại phiên tòa cũng như vấn đề thực hiện quyền, nghĩa vụ của bị hại sẽ được chuyển thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến có âm thanh, hình ảnh … hoặc được thực hiện bằng một số phương thức hợp pháp khác tuy nhiên cần phải đảm bảo cho bị hại theo dõi đầy đủ diễn biến của phiên tòa, thực hiện được đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình;

  • Người đại diện, người giám hộ, các chuyên gia tâm lý, cán bộ tâm lý xã hội, người công tác và làm việc trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em cần phải có mặt tại phòng cách ly để hỗ trợ cho bị hại trong quá trình tham gia phiên tòa.

Như vậy, vụ án xâm hại tình dục trẻ em nói chung đã và đang diễn ra vô cùng phổ biến với nhiều tình tiết phức tạp, quá trình xử lý tội phạm không chỉ hướng tới mục tiêu trừng phạt, giáo dục và răn đe người phạm tội, mà còn hướng tới mục tiêu bảo vệ quyền lợi cho sự phát triển về sau của bị hại, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi dưới 18 tuổi. Vì vậy, việc tiếp cận với bị hại dưới 18 tuổi trong vụ án xâm hại tình dục cần phải hạn chế, trong một số trường hợp đặc biệt bắt buộc phải tiếp xúc với bị hại thì cần phải lưu ý một số vấn đề cơ bản đã nêu và phân tích ở trên.

2. Người nào phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án trong án xâm hại tình dục?

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao, có quy định về việc tham gia phiên tòa của người đại diện, nhà trường, cơ quan và tổ chức. Theo đó, những người sau đây bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa theo quyết định của Tòa án, bao gồm:

  • Người đại diện của người dưới 18 tuổi;

  • Đại diện của các cơ quan, tổ chức nơi người dưới 18 tuổi hoạt động, lao động, sinh hoạt;

  • Đại diện của nhà trường nơi người dưới 18 tuổi học tập.

Trong trường hợp những người được triệu tập vắng mặt lần thứ nhất hoặc vắng mặt lần thứ hai vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Toà án sẽ ra quyết định hoãn phiên tòa. Lưu ý, phiên tòa có người bị hại là người dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục cần phải được xét xử kín.

3. Việc tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại là người dưới 18 tuổi:

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC của Tòa án nhân dân tối cao, có quy định về việc tham gia của người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bị hại là người dưới 18 tuổi. Theo đó, bị hại là người dưới 18 tuổi, cha mẹ, người đại diện hợp pháp của bị hại, người giám hộ của bị hại có quyền nhờ những người sau đây tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi, bao gồm:

Đồng thời, Tòa án là cơ quan có thẩm quyền cần phải thông báo cho bị hại là người dưới 18 tuổi hoặc thông báo cho cha mẹ, người đại diện hợp pháp, người giám hộ của bị hại về quyền nhờ người bào chữa, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi. Trong trường hợp không lựa chọn được người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại, tuy nhiên có văn bản đề nghị thì Tòa án sẽ yêu cầu đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư hoặc yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý cử trợ giúp viên pháp lý, Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam, luật sư, tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam cử bào chữa viên nhân dân để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bị hại là người dưới 18 tuổi.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938669199