Đối với những giao dịch hợp đồng giữa các bên chúng ta không thể thỏa thuận và dự liệu hết các tình huống có thể xảy ra, vì thế nên theo hợp đồng thường có cụm từ ” Bao gồm nhưng không giới hạn” Vậy ý nghĩa và bản chất của ” Bao gồm nhưng không giới hạn” này là gì?
Luật sư
1. Bao gồm nhưng không giới hạn được hiểu nghĩa như thế nào?
Theo như trong các hợp đồng chúng ta thường thấy nhắc tới cụm từ “Bao gồm nhưng không giới hạn” nhưng trên thực tế hiện tại chưa có một định nghĩa nào có thể giải thích cụ thể, rõ ràng về thuật ngữ “bao gồm nhưng không giới hạn được hiểu là gì?” này. Trong một số hợp đồng, có thể cụm từ này sẽ được đưa ra trong điều khoản định nghĩa. Chúng ta có thể hiểu khái quát cụm từ bao gồm nhưng không giới hạn này chính là bao gồm những thứ đã được liệt kê ra nhưng không chỉ giới hạn ở những thứ đó.
Trong khi ký kết hợp đồng sẽ có những tình huống phát sinh mà chúng ta không lường trước được và không thể liệt kê hết ra hoặc có quá nhiều để kể mà chỉ kể được những ý chính thì những người soạn thảo hợp đồng thường sử dụng cụm từ “bao gồm nhưng không giới hạn” là để “phòng thủ” trong quá trình ký kết hợp đồng.
2. Các điều khoản trong hợp đồng sử dụng cụm từ “bao gồm nhưng không giới hạn”:
Các điều khoản thường sử dụng cụm từ này trong các loại hợp đồng hay gặp như sau:
– Điều khoản về sự kiện bất khả kháng:
Nói về các trường hợp của sự kiện bất khả kháng thì để hiểu hon ta có thể ví dụ nó sẽ gồm nhưng không giới hạn thiết bị, hệ thống hoặc đường truyền bị lỗi hoặc hư hỏng, hỏa hoạn, lũ lụt, cháy nổ, chiến tranh, thiên tai, khủng bố, chiến sự, tai nạn, dịch bệnh, đình công, bãi công, mất hoặc hư hỏng điện, tranh chấp lao động hoặc hoạt động, yêu cầu hoặc điều kiện đưa ra bởi chính phủ, bao gồm nhưng không giới hạn.
– Điều khoản về miễn trách nhiệm pháp lý:
Các nội dung hiển thị trên trang web này được cung cấp mà không có bất kỳ đảm bảo, điều kiện hay bảo đảm nào về độ chính xác của nó trừ khi có quy định rõ điều ngược lại và trong phạm vi pháp luật cho phép.
Nhà cung cấp, phân phối, quảng cáo được miễn tất cả các điều kiện, bảo hành và các điều khoản khác mà và không chịu trách nhiệm cho bất kỳ thiệt hại nào, bao gồm nhưng không giới hạn đối với bất kỳ thiệt hại trực tiếp, gián tiếp, đặc biệt, hậu quả, trừng phạt hay ngẫu nhiên, hoặc thiệt hại cho việc sử dụng, lợi nhuận, dữ liệu hoặc tài sản vô hình khác, thiệt hại đến uy tín hoặc danh tiếng, hoặc chi phí mua sắm hàng hóa và dịch vụ thay thế, phát sinh từ hoặc liên quan đến việc sử dụng, không có khả năng sử dụng, hiệu suất, thất bại của trang Web này và bất kỳ tài liệu đăng báo, bất kể thiệt hại như vậy là có thể dự đoán hoặc phát sinh trong hợp đồng, vốn chủ sở hữu, bồi thường, theo luật, theo thông luật hoặc ngược lại.
– Điều khoản về nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng:
Để hiểu hơn về các điều khoản này hãy thử nghĩ xem nếu với một hợp đồng gói thầu chẳng hạn ta xác định các giá trị hợp đồng thầu phụ nói trên bao gồm tất cả trách nhiệm của Bên B theo quy định Hợp đồng Thầu phụ (bao gồm nhưng không giới hạn các trách nhiệm về cung cấp hàng hóa, vật tư, máy móc, thiết bị, nhân lực hay dịch vụ) và tất cả những thứ cần thiết cho việc thực hiện và hoàn thành các công việc hợp đồng thầu phụ và khắc phục các sai sót.
Ngoài ra trong bất kỳ điều khoản nào trong hợp đồng mà những người soạn thảo hợp đồng không thể liệt kê hoặc đề phòng phát sinh tranh chấp trong hợp đồng đều có thể sử dụng cụm từ “bao gồm nhưng không giới hạn”. Đây chính là một trong những thuật ngữ pháp lý mà hầu như ai cũng sử dụng khi soạn thảo hợp đồng.
Như vậy từ các phân tích về ý nghĩa của cụm từ như trên ta thấy cụm từ bao gồm nhưng không giới hạn là một thuật ngữ rất phổ biến và rất hay được dùng trong hợp đồng với mục đích để đảm bảo cho trường hợp không thể dự liệu hết được, hạn chế những rủi ro về pháp lý.
3. Lưu ý và dự liệu khi soạn thảo và đàm phán kí kết hợp đồng:
Không tự mình soạn thảo
Nếu là một hợp đồng bạn nên tự soạn thảo nếu bạn không tự soạn thảo thì bạn cũng nên lập bản dự thảo đầu tiên của Hợp đồng, bởi như vậy bạn sẽ có nhiều lợi thế trong khi đàm phán, đồng thời còn có thể đưa ra những điều khoản có lợi nhất cho mình. Hơn nữa, tự mình soạn thảo hợp đồng thường có hiệu quả về mặt chi phối tốt hơn so với việc nghiên cứu, chỉnh sửa hợp đồng khi thuê luật sư soạn thảo.
Điều khoản thanh toán không rõ ràng
Hầu hết mọi người đều hiểu rằng các điều khoản thanh toán là phần không thể thiếu trong hợp đồng và không được phép bỏ qua hay để tới tận khi ký kết hợp đồng mới xem xét. Một hợp đồng chặt chẽ thì các điều khoản thanh toán phải được quy định rõ ràng, như tránh những quy định tối nghĩa về số tiền được nợ, hay phải có công thức rõ ràng để xác định số nợ, đưa ra các điều khoản quy định rõ ràng số tiền được nợ là bao nhiêu và nợ tới khi nào, các hình thức chế tài nếu một bên không thanh toán hay thanh toán chậm, quy định phân chia trách nhiệm thanh toán các khoản thuế liên quan tới hợp đồng.
Thiếu các điều khoản chung
Hợp đồng phải có các điều khoản chung. Đó không chỉ là các căn cứ pháp luật mà còn là những vấn đề cơ bản quyết định việc tham gia vào hợp đồng bao gồm:
– Lý do ký kết hợp đồng với đối tác là gì?
– Đối tác có kinh nghiệm tham gia hoạt động lĩnh vực kinh doanh này không?
– Đối tác cam kết sẽ làm gì cho bạn và bạn cam kết làm gì cho đối tác?
– Khi nào các bên đồng ý thực hiện hợp đồng?
– Có những chi tiết đặc biệt nào được thảo luận trong quá trình đàm phán hợp đồng để đi đến quyết định ký kết hợp đồng?
– Có thời hạn cụ thể trong việc giao nhận hàng hóa hay dịch vụ không?
– Có sự việc hay điều kiện nào diễn ra trước khi bạn phải thực hiện các nghĩa vụ của mình không?
Bỏ sót một số điều khoản
Trong trường hợp tranh chấp, bên thua kiện phải trả chi phí cho luật sư của bên thắng kiện.
Tất cả những sửa đổi của hợp đồng phải được lập thành văn bản.
Không được chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ ba.
Không đàm phán mọi thứ
Nên nhớ rằng không có điều gì là không thể đàm phán. Mọi thứ, thậm chí cả những điều mà đối tác khẳng định không thể thì vẫn có thể đàm phán. Với bạn, một số phần của hợp đồng có thể quan trọng hơn các phần khác, nhưng nên nhớ là tất cả các phần đều trở nên quan trọng nếu có tranh chấp xảy ra. Do vậy, trong giai đoạn đàm phán nên xác định trước những vấn đề nào không thể chấp nhận và những vấn đề nào có thể chấp nhận.
4. Một số lỗi thường xảy ra trong quá trình đà phán, soạn thảo hợp đồng:
+ Thứ nhất, lỗi về hình thức hợp đồng
Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do quyết định hình thức của hợp đồng. Hình thức hợp đồng có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, trừ một số trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được thể hiện bằng hình thức nhất định nhằm đảm bảo trật tự công, ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và phải công chứng.
+ Thứ hai, về ký kết hợp đồng và việc uỷ quyền ký kết hợp đồng
Bộ luật Dân sự xác định thời điểm có hiệu lực của hợp đồng trên cơ sở công nhận hiệu lực của cam kết, thoả thuận của các bên, không phụ thuộc vào hình thức của hợp đồng. Do đó, về mặt nguyên tắc, hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết của bên được đề nghị. Hợp đồng cũng xem như được giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận đề nghị vẫn im lặng, nếu các bên có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
Như vậy đây là các lỗi chúng tôi đưa ra để bạn đọc có thể tham khảo và lưu ý khi thực hiện soạn thảo hay giao kết hợp đồng để tránh gây bất lợi và những tranh chấp về sau, theo đó chúng ta cũng hãy cần thận về các nội dung và đừng quên sử dụng các thuật ngữ pháp lý phù hợp sẽ đem lại những lợi ích cho chúng ta về sau.
Trên cơ sở hình thức của hợp đồng, pháp luật cũng quy định cụ thể đối với từng trường hợp, ví dụ, đối với hợp đồng được giao kết bằng lời nói thì thời điểm giao kết hợp đồng cũng chính là là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng; đối với hợp đồng được giao kết bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản..