1. Di sản thờ cúng có sang tên hay cầm cố được không?
Di sản thờ cúng có thể hiểu là tài sản của người đã chết để lại cho những người còn sống với mục đích là sử dụng để hướng đến việc thờ cúng tổ tiên theo ý nguyện của người đã chết. Điều 645 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng cụ thể như sau:
- Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và sẽ được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định mà không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế hoàn toàn có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế sẽ cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người mà đang thực hiện quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Từ quy định trên, tài sản để thờ cúng sẽ chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc, còn trường hợp thừa kế theo pháp luật thì lại không đặt ra vấn đề tài sản để thờ cúng. Cũng theo đó, có thể khẳng định được rằng nếu như di sản được ghi trong di chúc hợp pháp là được dùng vào cho việc thờ cúng, thì đây là di sản được dùng trong việc thờ cúng và phần di sản này không được chia thừa kế. Ngoài ra, phần di sản dùng vào việc thờ cúng cũng được quy định như sau:
- Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người mà đang thực hiện quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Nếu toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Như vậy, qua các phân tích trên có thể khẳng định được rằng tài sản của người chết để lại (di sản) phân định trong di chúc làm nhà thờ cúng thì tài sản đó sẽ không được sang tên hay cầm cố, tài sản đó sẽ chỉ được để lại làm nhà thờ cúng. Chỉ có những trường hợp sau thì tài sản là di sản thờ cúng sang tên:
- Trường hợp 1: Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết:
Do tài sản để thờ cúng chỉ xuất hiện trong thừa kế theo di chúc nên nếu trong trường hợp tất cả các người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì tài sản là di sản thờ cúng sẽ được sang tên cho chính người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
- Trường hợp 2: Trường hợp nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản thờ cúng chưa hoàn thành:
Như vừa nói ở trên, toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành ra một phần di sản dùng vào việc thờ cúng. Chính vì thế, trong trường hợp này thì tài sản là di sản thờ cúng cúng sẽ được sang tên cho những người mà người để lại di sản thờ cúng phải có nghĩa vụ thanh toán tài sản.
2. Thủ tục khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật:
Thủ tục khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật được thực hiện lần lượt qua các bước sau:
2.1. Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật bao gồm những giấy tờ dưới đây:
- Đơn khởi kiện yêu cầu hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật (đơn theo mẫu pháp luật quy định);
- Các tài liệu chứng cứ chứng minh việc cấp sổ đỏ đất là di sản thờ cúng cho người bị khởi kiện là không đúng pháp luật;
- Giấy chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu của người khởi kiện/người bị kiện.
Lưu ý, trong trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện về việc yêu cầuhủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật không thể nộp đầy đủ những tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ sẽ phải giao nộp những tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh về quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.
2.2. Nộp hồ sơ:
Người khởi kiện hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật đã chuẩn bị đến cơ quan Tòa án nơi có thẩm quyền. Tòa án nơi có thẩm quyền thụ lý vụ án khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật được xác định như sau:
- Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, khi giải quyết tranh chấp dân sự thì Tòa án hoàn toàn có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm về quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong những vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết.
- Thẩm quyền của cấp Tòa án trong trường hợp này sẽ được xác định theo các quy định tương ứng ở Luật tố tụng hành chính về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
- Căn cứ theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 32 của Văn bản hợp nhất Luật Tố tụng hành chính thì thẩm quyền để giải quyết về việc yêu cầu hủy quyết định hành chính của cơ quan trên ban hành sẽ là tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, thẩm quyền để giải quyết khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật sẽ thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất. Chính vì thế, khi người khởi kiện hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ khởi kiện hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật thì phải nộp hồ sơ khởi kiến đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có đất.
2.3. Giải quyết vụ án:
Sau khi nhận đủ hồ sơ thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền thực hiện giải quyết vụ án qua các bước sau:
Bước 1: thụ lý vụ án
Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện về việc hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Bước 2: Thông báo về việc thụ lý vụ án và phân công thẩm phán
Bước 3: Hòa giải
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án yêu cầu hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự được thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án yêu cầu chia lại đất đai và hủy sổ đỏ.
Bước 4: Xét xử sơ thẩm vụ án yêu cầu hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật
Nếu như hòa giải không thành hoặc vụ án không tiến hành hòa giải được thì thẩm phán quyết định đưa vụ án yêu cầu hủy sổ đỏ đất là di sản thờ cúng khi sang tên không đúng pháp luật ra xét xử.
THAM KHẢO THÊM: