1. Cha mẹ nuôi có được kết hôn với con nuôi không?
Nhận nuôi con nuôi là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ cha mẹ – con giữa người nhận nuôi và người được nhận làm con nuôi, tức là kể từ thời điểm nhận nuôi hợp pháp, người nhận con nuôi sẽ có tư cách là cha mẹ của người được nhận làm con nuôi. Chế định nhận nuôi con nuôi là một trong những chế định nhân đạo của nhà nước, bảo đảm quyền được chăm sóc và nuôi dưỡng của trẻ em. Hướng tới mục tiêu bảo đảm cho trẻ em có gia đình, có cha, có mẹ, được yêu thương chăm sóc, được sống trong tình cảm của cha mẹ, được lớn lên trong bầu không khí gia đình phải được trưởng thành dưới sự giáo dục và định hướng của cha mẹ, đồng thời bảo đảm quyền được làm cha làm mẹ của một số cá nhân không may mắn trong cuộc sống (như người bị vô sinh, hiếm muộn, phụ nữ đơn thân), pháp luật Việt Nam đã công nhận quyền nhận nuôi con nuôi và quyền được làm con nuôi. Và chính vì vậy, pháp luật nghiêm cấm việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi.
Cụ thể, việc cấm kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014. Bao gồm các hành vi bị nghiêm cấm sau:
-
Kết hôn giả tạo hoặc ly hôn giả tạo;
-
Cưỡng ép kết hôn, cản trở kết hôn, lừa dối kết hôn hoặc tảo hôn trái quy định pháp luật;
-
Cá nhân là người đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác; hoặc cá nhân chưa có vợ, chưa có chồng tuy nhiên kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là người đó đang có vợ hoặc đang có chồng;
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu trực hệ, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng hoặc cha dượng với con riêng của vợ;
-
Yêu sách của cải trong hoạt động kết hôn, cốc ép ly hôn, lừa dối ly hôn hoặc cản trở ly hôn;
-
Thực hiện biện pháp sinh con bằng phương pháp kĩ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ xuất phát từ mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi hoặc sinh sản vô tính.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc kết hôn giữa cha mẹ nuôi và con nuôi là một trong những hành vi bị cấm. Hay nói cách khác, pháp luật hiện nay nghiêm cấm việc kết hôn giữa: Những người đang là cha mẹ nuôi với con nuôi; hoặc những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi.
Để xác định những người kết hôn có thuộc một trong những trường hợp bị cấm kết hôn hay không thì cơ quan có thẩm quyền cần phải dựa vào căn cứ hợp pháp trong một số quan hệ nhất định. Cụ thể, trong trường hợp cha mẹ nuôi với con nuôi, những người từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, cần phải căn cứ vào quy định về nuôi con nuôi theo Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và các quy định khác có liên quan. Nếu có quyết định công nhận việc nuôi con nuôi hoặc quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đó không còn hiệu lực theo quy định của pháp luật liên quan thì những người này không được kết hôn với nhau, việc kết hôn của họ được coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Tóm lại, về nguyên tắc thì những người đã và đang phát sinh quan hệ nhận con nuôi nuôi hợp pháp sẽ không được phép kết hôn, khi có:
-
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi còn hiệu lực (đang có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi);
-
Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi không còn hiệu lực (đã từng phát sinh quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi).
2. Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi thì bị xử phạt vi phạm hành chính thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định 82/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
-
Cá nhân đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên thực hiện thủ tục kết hôn với người khác, hoặc cá nhân chưa có vợ/chưa có chồng tuy nhiên kết hôn với người mà mình biết rõ là người đó đang có vợ hoặc đang có chồng;
-
Cá nhân đang có vợ hoặc đang có chồng tuy nhiên chung sống như vợ chồng với người khác trái quy định pháp luật;
-
Cá nhân chưa có vợ hoặc chưa có chồng tuy nhiên chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là người đó đang có vợ hoặc đang có chồng;
-
Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người từng có quan hệ cha mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, mẹ kế với con riêng của chồng hoặc cha dượng với con riêng của vợ;
-
Cản trở kết hôn, đưa ra những yêu sách của cải trong quá trình kết hôn hoặc cản trở ly hôn tự nguyện, tiến bộ.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi là một trong những hành vi bị cấm, cố ý thực hiện thì có thể bị xử phạt hành chính thấp nhất là 3.000.000 đồng và cao nhất là 5.000.000 đồng (theo điểm d khoản 1 Điều 59 của
3. Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi:
Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó:
-
Người bị cưỡng ép kết hôn, người bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự sẽ có quyền tự mình yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức khác yêu cầu Toà án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
-
Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật, bao gồm: Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ; vợ hoặc chồng của người đang có vợ, đang có chồng tuy nhiên kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người kết hôn trái pháp luật;
-
Cá nhân, tổ chức, cơ quan khác khi phát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật thì cũng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức nêu trên yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, cá nhân và tổ chức sau đây có quyền yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi như:
-
Vợ, chồng của người đang có vợ, đang có chồng tuy nhiên kết hôn với người khác;
-
Cha, mẹ, con, người đại diện theo pháp luật, người giám hộ của người kết hôn trái pháp luật;
-
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
-
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
-
Hội liên hiệp phụ nữ.
Đồng thời, cá nhân và tổ chức khác khi phát hiện ra việc kết hôn trái pháp luật giữa cha mẹ nuôi và con nuôi thì cũng có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ yêu cầu Tòa án tiến hành thủ tục giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật.
THAM KHẢO THÊM: