1. Thủ tục xác nhận cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật Hộ tịch năm 2014 có quy định về thủ tục đăng ký cha mẹ con. Theo đó:
-
Người yêu cầu đăng ký cha mẹ con cần phải nộp tờ khai theo mẫu quy định, các loại giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc chứng cứ khác có giá trị chứng minh quan hệ cha con hoặc có giá trị chứng minh quan hệ mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trong trường hợp thủ tục đăng ký nhận cha mẹ con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài bắt buộc phải nộp thêm bản sao hộ chiếu, các loại giấy tờ, tài liệu khác có giá trị thay thế hộ chiếu để chứng minh quan hệ nhân thân;
-
Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ, hồ sơ theo quy định của pháp luật, công chức làm công tác hộ tịch cần phải xác minh, niềm ít công khai về việc nhận cha mẹ con tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện trong khoảng thời gian 07 ngày liên tục; đồng thời gửi văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi thường trú của người được nhận là cha, mẹ, con, để Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết trong khoảng thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở;
-
Phòng Tư pháp là cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ báo cáo, đề xuất chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện ra quyết định về việc đăng ký xác nhận cha mẹ con, trong trường hợp nhận thấy các bên đã đáp ứng đầy đủ điều kiện thì chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện thủ tục đăng ký xác nhận cha mẹ con, các bên cần phải có mặt tại trụ sở của cơ quan có thẩm quyền; công chức làm tư pháp hộ tịch sẽ ghi vào Sổ hộ tịch, cùng với các bên ký vào sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp trích lục cho các bên.
Như vậy, quy trình và thủ tục đăng ký xác nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài được tiến hành theo các giai đoạn sau đây:
Bước 1: Người yêu cầu đăng ký xác nhận cha mẹ con cần phải nộp tờ khai, giấy tờ, tài liệu, đồ vật hoặc các chứng cứ khác có giá trị chứng minh quan hệ cha con hoặc có giá trị chứng minh quan hệ mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Có thể bao gồm: Văn bản của cơ quan y tế, văn bản của cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền trong nước mật có thẩm quyền tại nước ngoài, có giá trị xác nhận quan hệ cha con hoặc có giá trị xác nhận quan hệ mẹ con; trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha con, quan hệ mẹ con thì cần phải có văn bản cam đoan của các bên nhận cha mẹ con, và đồng thời văn bản đó cần phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha con hoặc mẹ con. Trong trường hợp đăng ký nhận cha mẹ con giữa công dân mang quốc tịch Việt Nam với người nước ngoài hoặc đăng ký nhận cha mẹ con giữa người nước ngoài với nhau thì người nước ngoài cần phải nộp thêm bản sao hộ chiếu, hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị pháp lý thay thế cho hộ chiếu để chứng minh nhân thân.
Bước 2: Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận đầy đủ giấy tờ, công chức làm công tác tư pháp hộ tịch cần phải xác minh, niềm ít công khai về vấn đề nhận cha mẹ con tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện trong phản thời gian 07 ngày liên tục. Đồng thời phải gửi văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con, để Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai trong khoảng thời gian 07 ngày liên tục tại trụ sở.
Bước 3: Phòng Tư pháp đề xuất, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện đưa ra quyết định về việc đăng ký nhận cha mẹ con, nếu nhận thấy các bên đã đáp ứng đầy đủ điều kiện thi chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện sẽ giải quyết theo quy định của pháp luật. Khi đăng ký nhận cha mẹ con, các bên cần phải có mặt tại trụ sở, công chức tư pháp hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch và cùng các bên ký vào sổ hộ tịch đó. Sau đó, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện cấp trích lục cho các bên có liên quan.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền đăng ký nhận cha mẹ con có yếu tố nước ngoài?
Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của
Cụ thể bao gồm những trường hợp sau:
-
Đăng ký nhận cha mẹ con giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
-
Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam đang định cư trên lãnh thổ nước ngoài;
-
Giữa công dân Việt Nam đang định cư ở nước ngoài với nhau;
-
Giữa công dân vừa mang quốc tịch Việt Nam vừa mang quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài;
-
Giữa người nước ngoài với nhau tuy nhiên một bên hoặc cả hai bên đang thường trú trên lãnh thổ Việt Nam.
3. Chứng cứ chứng minh quan hệ cha, mẹ, con gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Thông tư số 04/2020/TT-BTP, có quy định về chứng cứ có giá trị chứng minh quan hệ cha mẹ con. Theo đó, chứng cứ để chứng minh quan hệ cha mẹ con theo quy định tại Điều 44 của
-
Văn bản của cơ quan y tế có thẩm quyền, văn bản của cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền trong nước hoặc có thẩm quyền ở nước ngoài, xác nhận về quan hệ cha mẹ con (trong đó bao gồm xác nhận quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con);
-
Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha mẹ con, thì các bên nhận cha mẹ con cần phải lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha mẹ con, văn bản đó cần phải có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha mẹ con.
Đối chiếu với quy định tại Điều 5 của Thông tư số
-
Trong trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch bắt buộc phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về trách nhiệm, nghĩa vụ và hệ quả pháp lý của việc cam đoan khi các bên ghi nhận không đúng sự thật;
-
Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ có thẩm quyền từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch trong trường hợp nhận thấy có cơ sở xác định nội dung cam đoan của các bên là không đúng sự thật.
THAM KHẢO THÊM: