1. Tuổi kết hôn là gì?
Tuổi kết hôn là tuổi mà một người được phép lấy chồng/vợ cũng như quyền làm hoặc buộc phải làm cha/mẹ hoặc các hình thức khác đồng thuận khác.
Theo quy định pháp luật hiện nay, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi như sau: nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Cách tính tuổi “đủ 20 tuổi” hay “đủ 18 tuổi” trong quy định về độ tuổi đăng ký kết hôn là tính theo tròn tuổi (đủ ngày, đủ tháng, đủ năm). Ví dụ như: Nữ sinh ngày 13/08/1997 thì đến 13/08/2015 là đủ 18 tuổi. Như vậy kể từ ngày 13/08/2015 trở đi thì bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi để được kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp không xác định được hay không đủ điều kiện để xác định chính xác ngày sinh, tháng sinh thì tính như sau:
+ Nếu chỉ xác định được năm sinh mà không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh đó.
+ Nếu xác định được tháng sinh, năm sinh mà không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.
Ví dụ trường hợp nữ không xác định được chính xác ngày tháng năm sinh do chứng minh nhân dân/ giấy khai sinh chỉ ghi tháng, năm sinh như: chỉ ghi sinh 08/1997 thì được xác định sinh ngày 01/08/1997 và đến 01/08/2015 là đủ 18 tuổi, kể từ ngày 01/08/2015 trở đi là bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo pháp luật Việt Nam; chỉ ghi sinh năm 1997 thì ngày sinh được xác định là 01/01/1997 nên “đủ 18 tuổi” được tính khi bước sang ngày 01/01/2015, kể từ ngày 01/01/2015 trở đi là bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Ví dụ trường hợp sinh vào ngày 29/02/2000 thì được tính là “đủ 18 tuổi” là sau ngày 28/02/2018. Nên sau khi kết thúc ngày 28/02/2018, bạn nữ này đủ điều kiện về độ tuổi được kết hôn theo quy định pháp luật Việt Nam.
Trong trường hợp nếu người Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, thì quy định về độ tuổi cũng cần đáp ứng điều kiện theo quy định pháp luật nước người đó có quốc tịch. Ví dụ như nữ mang quốc tịch Việt Nam 19 tuổi và nam mang quốc tịch Anh 19 tuổi, vì theo quy định của pháp luật Anh hai người này hoàn toàn đủ độ tuổi được đăng ký kết hôn, nên nếu hai người đăng ký kết hôn bên Anh thì đã đủ điều kiện về độ tuổi.
Quy định về cách tính độ tuổi này là điểm mới trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 so với năm 2000. Tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, điều kiện về độ tuổi được kết hôn là “từ 18 tuổi” và “từ 20 tuổi”, tức là chỉ cần sau ngày sinh nhật 17 tuổi là đủ tuổi kết hôn. Việc quy định độ tuổi kết hôn như vậy không thống nhất và phù hợp với Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng Dân sự. Theo bên ngành luật dân sự, trừ các trường hợp đặc biệt thì cá nhân từ đủ mười tám tuổi trở lên mới có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, tức là mới có đủ khả năng bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Do đó, Luật Hôn nhân và gia đình nâng độ tuổi nữ được kết hôn lên “đủ 18 tuổi” đã đồng nhất trên hệ thống pháp luật Việt Nam, thuận tiện trong quá trình áp dụng và xử phạt pháp luật.
Trên thực tế khi kết hôn nam, nữ phải cung cấp chứng minh thư/căn cước công dân hoặc hộ chiếu để chứng minh độ tuổi, nên nếu thấy hai người này không đủ điều kiện về độ tuổi thì đương nhiên cán bộ tư pháp sẽ không tiến hành đăng ký kết hôn. Tuy nhiên vẫn có rất nhiều trường hợp không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vẫn tổ chức hôn lễ. Khi nam, nữ kết hôn có vi phạm về điều kiện độ tuổi khi kết hôn sẽ được giải quyết như sau:
+ Nếu trường hợp nam, nữ kết hôn chưa đủ độ tuổi theo luật định thì người tổ chức hôn lễ cho hai người này sẽ bị xử phạt hành chính theo khoản 1 Điều 58
+ Nếu trường hợp hành vi kết hôn trái pháp luật của nam nữ vi phạm về độ tuổi mà đã bị phát hiện hành vi vi phạm và có quyết định của Tòa án nhân dân yêu cầu buộc họ phải chấm dứt quan hệ đó nhưng vẫn cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật này thì bị xử phạt hành chính với mức xử phạt là phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Từ vấn đề này xuất hiện bất cập vì nếu hai bên cố tình chung sống với nhau như vợ chồng thì cũng không có cơ sở nào để giải quyết. Hay trường hợp nam, nữ tổ chức hôn lễ và sống chung với nhau mà chưa có quyết định của Tòa án yêu cầu chấm dứt quan hệ này thì cũng không thể đưa ra mức xử phạt 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
+ Nếu trường hợp tổ chức hôn lễ hoặc chung sống như vợ chồng (phải có bằng chứng cụ thể hay để lại hậu quả) với nữ dưới 18 tuổi thì người tổ chức, người thực hiện hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự: người nào (từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ) có hành vi kết hôn với người dưới 16 tuổi theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015 về tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi. Hay có thể bị truy cứu trách nhiệm về tội tổ chức tảo hôn theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 khi người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn theo luật định mà đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà tiếp tục vi phạm.
+ Nếu trường hợp, vì lý do thiếu hiểu biết và khả năng áp dụng pháp luật của cán bộ Tư pháp còn hạn chế mà công nhận hôn nhân cho những người chưa đủ độ tuổi kết hôn thì đây sẽ là căn cứ để Tòa án xem xét để giải quyết, đưa ra quyết định hủy hôn kết hôn trái pháp luật.
Độ tuổi kết hôn ở Việt Nam theo Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên, không phải là quá cao nếu so sánh với các nước khác, nhưng nó phản ánh những yêu cầu về sự trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần để đảm bảo một cuộc hôn nhân lành mạnh. So sánh với các quốc gia khác:
Mỹ: Độ tuổi kết hôn tối thiểu ở Mỹ khác nhau tùy vào từng tiểu bang. Thông thường, nam và nữ phải từ 18 tuổi trở lên. Một số bang cho phép kết hôn sớm hơn nếu có sự chấp thuận của cha mẹ hoặc tòa án.
Nhật Bản: Nam phải từ 18 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên (trước đây nữ từ 16 tuổi, nhưng quy định này đã được sửa đổi vào năm 2022).
Hàn Quốc: Độ tuổi kết hôn cho cả nam và nữ là 18 tuổi, phù hợp với quy định về tuổi trưởng thành của đất nước này.
Trung Quốc: Nam từ 22 tuổi trở lên, nữ từ 20 tuổi trở lên, đây là một trong những quốc gia yêu cầu độ tuổi kết hôn cao hơn nhiều so với nhiều nước khác.
Ấn Độ: Độ tuổi kết hôn là 21 tuổi cho nam và 18 tuổi cho nữ, tương tự như Việt Nam.
Pháp: Cả nam và nữ đều phải từ 18 tuổi trở lên.
Nhận xét: Độ tuổi kết hôn của Việt Nam không phải là quá cao nếu nhìn vào các nước khác, đặc biệt là những quốc gia có quy định chặt chẽ về bảo vệ quyền lợi trẻ em và sự trưởng thành của công dân. Một số quốc gia có quy định độ tuổi kết hôn cao hơn Việt Nam (như Trung Quốc hay một số bang ở Mỹ), trong khi nhiều nước khác có độ tuổi tối thiểu tương đương hoặc thấp hơn.
Độ tuổi này thường phản ánh văn hóa, quan điểm xã hội, và mức độ phát triển kinh tế của từng quốc gia. Những quốc gia yêu cầu tuổi kết hôn cao thường nhằm đảm bảo rằng người kết hôn đã có đủ sự trưởng thành về mặt thể chất, tâm lý và kinh tế để chịu trách nhiệm trong hôn nhân. Việt Nam nằm trong xu hướng chung của nhiều quốc gia khi yêu cầu độ tuổi kết hôn tương đối trung bình, đủ để đảm bảo trách nhiệm trong hôn nhân và xây dựng gia đình.
2. Quy định về độ tuổi kết hôn của nam và nữ:
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay luật hôn nhân cho phép nữ và nam từ bao nhiêu tuổi thì được đăng kí kết hôn ạ? Có thông tin rằng nam từ 18 tuổi trở lên, còn nữ thì lại tới 20 tuổi trở lên thì mới có thể đăng kí kết hôn thì có chính xác không ạ?
Luật sư tư vấn:
Luật Hôn nhân và gia đình được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 19 tháng 06 năm 2014 và có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Luật này quy định chế độ hôn nhân và gia đình; chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình; trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.
Tại Điều 8 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định cụ thể về độ tuổi (một trong những điều kiện kết hôn) là: Nam từ đủ 20 tuổi trở lên (tính từ ngày sinh nhật lần thứ 20), nữ từ đủ 18 tuổi trở lên (tính từ ngày sinh nhật thứ 18). Do vậy thông tin bạn nhận được đối với Nam phải từ 18 tuổi và đối với Nữ từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn là không chính xác.
Cũng theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì độ tuổi mới là một điều kiện cần để kết hôn, ngoài ra nam, nữ kết hôn còn cần phải tuân thủ các điều kiện khác như do hai bên tự nguyện quyết định, không bị mất năng lực hành vi dân sự và không thuộc các trường hợp cấm kết hôn.
3. Bao nhiêu tuổi thì được phép kết hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Em là nữ, năm nay gần 18 tuổi. Như tục lệ thì phải đăng ký kết hôn trước 10 ngày xong mới tổ chức và em lại thiếu mất mấy ngày mới đủ 18 tuổi. Như em được biết nữ đủ 18 tuổi mới được đăng ký kết hôn. Trong trường hợp này em muốn hỏi liệu em có được đăng ký kết hôn không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì độ tuổi đủ điều kiện kết hôn đối với nữ là từ đủ 18 tuổi trở lên.
Trước đây, việc quy định kết hôn của nữ bước sang tuổi 18 được coi là hợp pháp, tuy nhiên pháp luật lại không quy định cụ thể họ có quyền tham gia tất cả các giao dịch liên quan đến tài sản trong hôn nhân. Theo pháp luật hiện hành, nhiều giao dịch (giao dịch về bất động sản, tín dụng…) đòi hỏi chủ thể của giao dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên. Theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, cá nhân phải đủ 18 tuổi trở lên mới có thể tự mình là chủ thể của quan hệ tố tụng. Như vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nâng độ tuổi kết hôn nhằm thống nhất với những quy định của pháp luật về người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên, có thể tham gia các giao dịch pháp luật. Mặt khác, việc quy định nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được kết hôn có mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nữ giới trong tố tụng dân sự. Khi đủ 18 tuổi, nữ giới có thể tự mình xác lập các yêu cầu dân sự như ly hôn mà không cần có người đại diện.
Như vậy, theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Do đó nếu tới ngày đăng ký kết hôn bạn chưa đủ 18 tuổi thì bạn không đủ điều kiện đăng ký kết hôn.
Theo bạn nói, theo tục lệ thì phải đăng ký kết hôn trước 10 ngày xong mới tổ chức, hiện nay đây là tục lệ của từng địa phương, bạn vẫn có thể không tuân theo tục lệ này.
4. Tính tuổi kết hôn theo năm sinh hay theo tháng sinh?
Tóm tắt câu hỏi:
Nam 20 tuổi được đăng kí kết hôn, em sinh năm nay 20 tuổi nhưng chưa đến ngày sinh nhật 20 tuổi. Vậy em có đăng kí kết hôn được không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên.
Tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định các trường hợp cấm kết hôn, trong đó cấm “tảo hôn”.
Theo thông tin bạn trình bày bạn năm nay 20 tuổi nhưng chưa đến sinh nhật lần thứ 20. Căn cứ theo quy định trên thì điều kiện về độ tuổi để kết hôn hiện nay đối với nam là từ đủ 20 tuổi trở lên. Do vậy, hiện tại bạn vẫn chưa đủ điều kiện kết hôn mà phải từ sinh nhật lần thứ 20 tuổi trở đi bạn mới đủ tuổi kết hôn.
5. Chưa đủ tuổi kết hôn nhưng chung sống với nhau có được gọi là tảo hôn?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho tôi hỏi vấn đề sau ạ:
1. Khi hai người không đủ tuổi kết hôn vẫn chung sống như cặp vợ chồng nhưng không tổ chức cưới thì có được gọi là tảo hôn không?
2. Khi bố mẹ không đủ tuổi kết hôn, đứa con sinh ra có được hưởng bảo hiểm y tế không ạ? tôi xin cảm ơn!?
Luật sư tư vấn:
Trường hợp hai người không đủ tuổi kết hôn vẫn chung sống như cặp vợ chồng nhưng không tổ chức cưới thì vẫn được gọi là tảo hôn. Bởi, theo khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 giải thích:
“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”
Và theo điểm a khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì điều kiện về độ tuổi kết hôn là nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Như vậy, từ các quy định trên thì tảo hôn được hiểu là việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi kết hôn. Một trong các trường hợp được coi là tảo hôn là hai người chung sống như vợ chồng dưới tuổi luật định, tức là hai bên nam nữ chung sống như vợ chồng, đồng thời một hoặc cả hai bên nam nữ chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định. Do đó, việc hai vợ chồng không tổ chức đám cưới mà vẫn chung sống với nhau khi chưa đủ tuổi kết hôn vẫn được gọi là tảo hôn.
Hành vi tảo hôn là hành vi bị cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Tùy từng trường hợp thì vợ chồng đó sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
– Xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 58
– Hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức tảo hôn theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 khi đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Mặt khác, việc bố mẹ không đủ tuổi kết hôn cũng không ảnh hưởng đến việc đứa con sinh ra có được hưởng bảo hiểm y tế hay không. Bởi, theo quy định tại khoản 6 Điều 1
Bên cạnh đó, trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp không xuất trình thẻ bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh và danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do Uỷ ban nhân dân cấp xã lập. Trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định.
Như vậy, con của vợ chồng chưa đủ tuổi kết hôn vẫn thuộc đối tượng được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh.
THAM KHẢO THÊM: