Kết hôn là quyền của công dân, tuy nhiên việc thực hiện quyền đó cũng cần tuân thủ các quy định của pháp luật để đảm bảo các yếu tố khác như vấn đề kết hôn có tác động hay ảnh hưởng tới vấn đề đạo đức hay y học hay không. Cụ thể hơn đó là kết hôn với người có cùng huyết thống, vậy trường hợp anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không? Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết nhé.
1. Anh em họ có được phép yêu nhau, kết hôn với nhau không?
Như chúng ta đã biết thì tác hại nghiêm trọng của việc kết hôn cùng huyết thống là việc tăng cao một cách rõ rệt tỷ lệ phát sinh một số bệnh di truyền và khuyết tật dị dạng nào đó, theo thông kê tỷ lệ mắc bệnh của con cái những người kết hôn cùng huyết thông so với con cái những người kết hôn khác huyết thống cao hơn 50 lần.
1.1. Tránh nguy cơ di truyền và bảo vệ sức khỏe thế hệ sau:
* Cơ sở di truyền học
Gen lặn và bệnh di truyền: Con người có hai bộ gen, một từ bố và một từ mẹ. Nếu một trong hai bộ gen này có lỗi (gen lặn mang bệnh) nhưng bộ gen kia bình thường, người đó sẽ không mắc bệnh mà chỉ mang mầm bệnh (người mang gen lặn). Tuy nhiên, nếu hai người có quan hệ huyết thống kết hôn, khả năng họ cùng mang một gen lặn giống nhau sẽ cao hơn. Khi đó, con cái của họ có nguy cơ thừa hưởng hai gen lặn, dẫn đến biểu hiện bệnh di truyền.
Hiện tượng đồng huyết: Kết hôn giữa anh em họ làm tăng xác suất đồng huyết (inbreeding), tức là tỷ lệ chia sẻ gen giữa hai người tăng lên. Đồng huyết có thể dẫn đến sự tích lũy của các gen lặn gây bệnh qua các thế hệ. Khi hai gen lặn gặp nhau, chúng có thể gây ra các bệnh di truyền nghiêm trọng mà nếu không có quan hệ huyết thống thì khả năng gặp nhau của chúng sẽ rất thấp.
* Nguy cơ cụ thể của các bệnh di truyền
Các cặp đôi có quan hệ huyết thống gần gũi có nguy cơ cao sinh con mắc các bệnh di truyền phổ biến như:
Bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia): Đây là một bệnh di truyền thường gặp ở các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam. Nếu cả hai vợ chồng đều mang gen thalassemia (vì cùng huyết thống), con của họ có nguy cơ cao mắc bệnh, gây thiếu máu nặng và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Hội chứng Down: Nguy cơ mắc hội chứng Down có thể gia tăng khi có sự kết hợp giữa các gen lặn bất thường trong họ hàng gần.
Bệnh xơ nang (cystic fibrosis), bệnh Hemophilia (máu khó đông), và các bệnh chuyển hóa di truyền khác cũng thường xuất hiện cao hơn ở các cặp đôi có quan hệ huyết thống.
* Khả năng tăng tỷ lệ dị tật bẩm sinh và tử vong sơ sinh
Dị tật bẩm sinh: Những trẻ em sinh ra từ các cặp đôi có quan hệ huyết thống có nguy cơ cao mắc các dị tật bẩm sinh như dị dạng tim, hệ thần kinh, hoặc các bất thường về xương và cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ dị tật bẩm sinh ở các cặp vợ chồng có cùng huyết thống có thể cao gấp 2-3 lần so với các cặp đôi không có quan hệ huyết thống.
Tỷ lệ tử vong sơ sinh: Trẻ sinh ra từ các cặp đôi có quan hệ huyết thống có tỷ lệ tử vong sơ sinh và tỷ lệ chết trẻ cao hơn do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng liên quan đến di truyền.
* Suy giảm đa dạng gen và sức đề kháng của thế hệ sau
Sự đa dạng gen đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một quần thể khỏe mạnh và có khả năng thích nghi với các yếu tố môi trường. Khi hai người có quan hệ huyết thống kết hôn, sự đa dạng gen trong thế hệ con cái sẽ bị giảm đi, làm giảm khả năng kháng lại các bệnh tật và thay đổi môi trường.
Hiệu ứng đồng hợp hóa (homozygosity): Khi có sự đồng huyết, tỷ lệ các cặp gen giống nhau (đồng hợp) sẽ tăng lên, làm giảm khả năng kháng bệnh của cơ thể vì không có sự kết hợp đa dạng từ các gen khác nhau.
* Hậu quả lâu dài và tác động xã hội
Tích lũy gen xấu: Qua nhiều thế hệ, nếu kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống tiếp tục diễn ra, các gen lặn gây bệnh có thể được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh di truyền và suy giảm sức khỏe quần thể.
Tác động kinh tế và xã hội: Các bệnh di truyền, đặc biệt là các bệnh nghiêm trọng và khuyết tật bẩm sinh, không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân và gia đình mà còn gây gánh nặng cho xã hội trong việc chăm sóc y tế và các hỗ trợ khác.
1.2. Bảo vệ các giá trị văn hóa, đạo đức xã hội:
Theo truyền thống văn hóa và đạo đức của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, việc kết hôn giữa anh em họ được coi là không phù hợp và vi phạm các chuẩn mực xã hội. Xã hội Việt Nam đề cao mối quan hệ gia đình, và việc duy trì ranh giới giữa các mối quan hệ trong họ hàng là cách để bảo vệ sự ổn định của gia đình và cộng đồng.
Kết hôn giữa anh em họ có thể gây ra sự lúng túng trong quan hệ gia đình, làm mất đi sự rõ ràng và phân biệt giữa các vai trò như anh, chị, em.
1.3. Quy định của pháp luật:
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 của Việt Nam quy định rõ rằng những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời không được phép kết hôn. Điều này bao gồm anh em họ (con của anh chị em ruột). Quy định này nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo sự bền vững của gia đình và xã hội.
Việc vi phạm quy định này sẽ không chỉ dẫn đến việc hủy hôn (nếu đã kết hôn) mà còn có thể chịu xử lý pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Các hành vi bị cấm theo Luật hôn nhân và gia đình:
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014, cấm các hành vi sau đây:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Như vậy thông qua quy đinh như trên ta thấy những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.
Pháp luật Việt Nam có quy định cấm kết hôn với những người có họ trong phạm vi 3 đời bởi theo các yếu tố về mặt sinh học về pháp lý như đã nói trên thì đây là căn cứ chính xác để cấm kết hôn. Việc cấm kết hôn với người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, hay người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi 3 đời.
Một trong những hành vi rất phổ biến vàn cũng là vấn nạn tại các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa đó là vấn đề tảo hôn là việc lấy vợ, chồng khi một trong hai bên chưa đủ tuổi kết hôn (Nam từ đủ 20 tuổi, Nữ từ đủ 18 tuổi). Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn
Xuất phát từ việc pháp luật chỉ thừa nhận hôn nhân 1 vợ 1 chồng, vì vậy những hành vì “ngoại tình” là điều cấm của pháp luật. Tuy nhiên, với sự kiện kết hôn với người khác khi đã có vợ, có chồng xảy ra trước ngày 03/01/1987, Nhà nước thừa nhận quan hệ vợ chồng.
Để hiểu hơn thì ta thấy rằng kết hôn với người cùng dòng máu về trực hệ tức là những người có quan hệ huyết thống, ví dụ như bố và con gái, như người này sinh ra người kia kế tiếp nhau đó được gọi là huyết thống và mối quan hệ này quá gần. Do vậy, trong phạm vi 3 đời (Ông bà – cô, dì, chú, bác,… là anh chị em ruột của bố, mẹ – anh, chị, em họ) không thể kết hôn. Quy định này phù hợp cả về mặt đạo đức và y học. Việc kết hôn cận huyết gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng nhận thức, của đứa trẻ được sinh ra.
Các mối quan hệ cha, mẹ nuôi – con nuôi, bố chồng – con dâu, mẹ vợ – con rể, cha dượng, mẹ kế – con riêng là những mỗi quan hệ thân thiết, dù đã không còn có quan hệ nhưng pháp luật cũng nghiêm cấm việc kết hôn. Một trong những điều kiện để kết hôn là không vi phạm những điều kiện cấm kết hôn đã nêu ở trên và phù hợp độ tuổi để kết hôn. Do đó, cần xem xét và tránh những trường hợp này để tránh vướng phải những khó khăn trong quá trình đăng ký kết hôn
Như vậy, căn cứ vào quy định trên, có thể xác định được bạn và bạn gái của bạn đã là đời thứ tư trong quan hệ họ hàng, do đó nếu 2 bạn đáp ứng được đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình và không thuộc các trường hợp bị cấm kết hôn thì các bạn có thể kết hôn với nhau.
THAM KHẢO THÊM: