1. Chữ ký số thay thế chữ ký sống và con dấu được không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ có quy định về chữ ký số. Theo đó, chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử, được tạo lập bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu có sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng. Hiện nay, trước ký số được sử dụng phổ biến, hiệu quả trong các hoạt động kê khai, nộp thuế trực tuyến, bảo hiểm xã hội điện tử, đăng ký kinh doanh thương mại, ký kết hợp đồng điện tử với các bên, ký hóa đơn điện tử và một số giao dịch phổ biến khác. Với sự ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, số lượng cá nhân và tổ chức sử dụng chữ ký số cũng ngày càng tăng lên.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về giá trị pháp lý của chữ ký số. Theo đó:
-
Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản, giấy tờ, tài liệu cần phải có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu này được ký bằng chữ ký số, đồng thời trước ký số đó cần phải được bảo đảm an toàn theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
-
Trong trường hợp pháp luật quy định giấy tờ, văn bản, tài liệu cần phải được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng trong trường hợp thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số của cơ quan, tổ chức, đồng thời chữ ký số đó được đảm bảo an toàn căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
-
Chữ ký số và chứng thư số nước ngoài được cấp giấy phép sử dụng trên lãnh thổ của nước Việt Nam căn cứ theo quy định tại Chương V Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ có giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật giống như chữ ký số và chứng thư số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của Việt Nam cung cấp.
Đối chiếu với quy định tại Điều 9 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số. Theo đó, chữ ký số được xem là chữ ký điện tử an toàn khi chữ ký đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Chữ ký số được tạo ra trong khoảng thời gian chứng thư số có giá trị hiệu lực, có thể kiểm tra được bằng khóa công khai ghi nhận trên chứng thư số;
-
Chữ ký số được tạo ra bằng quá trình sử dụng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai ghi nhận trên chứng thư số do một trong các tổ chức sau đây cung cấp:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
+ Hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng cho Chính phủ;
+ Hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng;
+ Hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các tổ chức, cơ quan được cấp Giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện đảm bảo an toàn cho chữ ký số chuyên dùng căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Như vậy, theo các điều luật nêu trên, trong trường hợp pháp luật quy định các loại giấy tờ, văn bản cần phải được đóng dấu của cơ quan, tổ chức; đồng thời các văn bản đó được ký bởi chữ ký số của các cơ quan, tổ chức đó thì yêu cầu này vẫn được xem là đáp ứng.
Hay nói cách khác, trước ký số vẫn có giá trị thay thế cho con dấu và chữ ký sống trong các giao dịch hợp đồng. Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn có thể sử dụng chữ ký số để thay thế cho việc ký tay và đóng dấu trên các loại văn bản, giấy tờ, thỏa thuận, tài liệu, hợp đồng.
2. Chữ ký số được chứng thực như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về dịch vụ chứng thực chữ ký số. Theo đó, dịch vụ chứng thực chữ ký số là khái niệm để chỉ một loại hình dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cung cấp trên thực tế, nhằm mục đích xác thực thông tin của người đã ký số trên thông điệp dữ liệu. Dịch vụ chứng thực chữ ký số bao gồm các hoạt động cơ bản như sau:
-
Tạo cặp khóa, hỗ trợ tạo cặp khóa, trong đó bao gồm khóa công khai và khóa bí mật;
-
Cấp chứng thư số, gia hạn chứng thư số, tạm dừng chứng thư số, phục hồi và thu hồi chứng thư số của thuê bao;
-
Duy trì trực tuyến các Cơ sở dữ liệu liên quan đến chứng thư số;
-
Cung cấp thông tin cần thiết để hỗ trợ hoạt động chứng thực chữ ký số của thuê bao đã ký số trên các thông điệp dữ liệu.
3. Chữ ký số có phải là nội dung bắt buộc của chứng thư số không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về nội dung của chứng thư số. Theo đó, trước ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng là một trong những nội dung bắt buộc của chứng thư số. Chứng thư số do các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, hoặc tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của các cơ quan/tổ chức cung cấp, chứng thư số bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Tên của thuê bao;
-
Số hiệu của chứng thư số;
-
Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
-
Thời gian có hiệu lực của chứng thư số;
-
Khóa công khai của các thuê bao;
-
Chữ ký số của các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
-
Thuật toán mật mã trên chứng thư số;
-
Các hạn chế về mục đích sử dụng, phạm vi sử dụng của chứng thư số;
-
Các hạn chế liên quan đến trách nhiệm, nghĩa vụ pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;
-
Các nội dung cần thiết khác theo quy định cụ thể của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, trước ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cũng là một trong những nội dung cần phải có của chứng thư số.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ, có quy định về chứng thư số của cơ quan và người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức. Theo đó:
-
Tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước, chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan/tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng con dấu đều có quyền được cấp chứng thư số có giá trị pháp lý căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 130/2018/NĐ-CP của Chính phủ;
-
Chứng thư số cấp cho các chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của các cơ quan đều phải được ghi rõ chức danh, tên cơ quan, tên tổ chức nơi người đó đang công tác, làm việc;
-
Quá trình cấp chứng thư số cho cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan/tổ chức đó cần phải căn cứ vào các loại giấy tờ, tài liệu như sau: Văn bản của cơ quan, tổ chức đề nghị cấp chứng thư số; bản sao hợp lệ đối với quyết định thành lập, quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm, văn bản xác nhận chức danh của người có thẩm quyền của cơ quan/tổ chức nhà nước.
THAM KHẢO THÊM: