1. Điều kiện xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa, có quy định về mục đích và điều kiện xét thưởng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Theo đó:
-
Giải thưởng chất lượng quốc gia được xem là hình thức tôn vinh, khen tặng, trao thưởng ở cấp quốc gia do chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng Chính phủ tặng cho các tổ chức, các doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, tiêu chí của Giải thưởng chất lượng quốc gia và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ của Việt Nam trong khoảng thời gian ít nhất 03 năm;
-
Giải thưởng chất lượng quốc gia là loại giải thưởng được xét tặng hằng năm.
Như vậy, có thể liệt kê một số yêu cầu và điều kiện xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia như sau:
-
Tổ chức, doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, đã hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục trên lãnh thổ của Việt Nam và không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam trong khoảng thời gian ít nhất 36 tháng (03 năm) tính đến thời điểm đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia; và được Hội đồng sơ tuyển cấp Bộ/ngành, địa phương đánh giá và đề xuất tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia;
-
Tổ chức, doanh nghiệp đã đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia không hạn chế số lần, thời gian tham dự vì đây là giải thưởng được xét tặng hằng năm;
-
Tổ chức và doanh nghiệp đã đạt Giải vàng trong kỳ xét tặng Giải thưởng Chất lượng quốc gia sau khoảng thời gian 02 năm được tính kể từ năm Thủ tướng Chính phủ xét tặng Giải thưởng sẽ được tiếp tục tham dự lại.
2. Thủ tục xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia:
Quy trình xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia được thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ. Hội đồng quốc gia sẽ tiếp nhận hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự Giải thưởng chất lượng quốc gia được Hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các thành phần hồ sơ khác liên quan của hội đồng sơ tuyển thông qua Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia (cụ thể là Tổng cục Tiêu chuẩn chất lượng đo lường Việt Nam).
Bước 2: Xử lý hồ sơ. Theo đó, Hội đồng quốc gia sẽ xem xét, thẩm định thành phần hồ sơ của các tổ chức, doanh nghiệp tham dự được Hội đồng sơ tuyển đề xuất trao giải và các thành phần hồ sơ khác có liên quan của hội đồng sơ tuyển. Trong trường hợp cần thiết, hội đồng quốc gia sẽ cử đoàn đánh giá tiến hành hoạt động thẩm tra, đánh giá, thẩm định tại các tổ chức, doanh nghiệp để bổ sung các thông tin cần thiết, từ đó làm cơ sở cho việc xét chọn và trao giải. Căn cứ vào kết quả đánh giá, kết quả thẩm định thành phần hồ sơ và tại tổ chức, doanh nghiệp, Hội đồng quốc gia quyết định Danh sách các tổ chức và doanh nghiệp được đề xuất tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở ý kiến đề xuất của hội đồng quốc gia, cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia sẽ gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ban ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương đối với các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện để hiệp y trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Trong khoảng thời gian 15 ngày được tính bắt đầu kể từ khi nhận được văn bản đề nghị hiệp y, các Bộ, ban ngành và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương cần phải có văn bản trả lời trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình. Hội đồng quốc gia và các cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia sẽ hoàn thiện thành phần hồ sơ, tiếp tục trình lên cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và công nghệ để xem xét, đề nghị Thủ tướng Chính phủ trao tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia và trao tặng bằng khen.
Bước 3: Trả kết quả. Bao gồm các hoạt động sau:
+ Thông báo kết quả trao giải thưởng. Theo đó, cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thông báo kết quả xét thưởng cho hội đồng sơ tuyển, các tổ chức và doanh nghiệp đạt giải, các cơ quan và tổ chức có liên quan sau khi có quyết định trao Giải thưởng chất lượng quốc gia và trao bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
+ Tổ chức lễ trao giải thưởng. Cơ quan thường trực Giải thưởng chất lượng quốc gia sẽ tổ chức hoạt động trao giải, lễ trao giải cho các tổ chức và doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia sẽ được tiến hành theo quy định của pháp luật, kèm theo đó là trao tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
3. Hình thức xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia:
Căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 của Nghị định 74/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 132/2008/NĐ-CP hướng dẫn Luật chất lượng sản phẩm và hàng hóa), có quy định về hình thức xét tặng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Theo đó:
-
Giải thưởng chất lượng quốc gia bao gồm: Giải vàng chất lượng quốc gia và Giải thưởng chất lượng quốc gia;
-
Tổ chức và doanh nghiệp đạt Giải thưởng chất lượng quốc gia sẽ được nhận cúp Giải thưởng chất lượng quốc gia, giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và công nghệ;
-
Bộ Khoa học và công nghệ sẽ xem xét, lựa chọn số lượng tối đa 20 doanh nghiệp, tổ chức đạt giải vàng chất lượng quốc gia xuất sắc nhất để đề nghị thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm và chất lượng hàng hóa.
Như vậy, Giải thưởng chất lượng quốc gia đối với sản phẩm, hàng hóa bao gồm hai hình thức đó là:
Đồng thời, tổ chức và doanh nghiệp đạt giải sẽ được nhận cúp Giải thưởng chất lượng quốc gia, nhận giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Khoa học và công nghệ. Và Bộ Khoa học Công nghệ sẽ xem xét, lựa chọn tối đa số lượng 20 doanh nghiệp đạt giải vàng chất lượng quốc gia xuất sắc nhất để đề nghị thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen về thành tích xuất sắc trong hoạt động nâng cao năng suất, nâng cao chất lượng hàng hóa, chất lượng sản phẩm (khoản 2 Điều 25 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa).
Cần phải lưu ý thêm về tiêu chí xét thưởng Giải thưởng chất lượng quốc gia. Căn cứ theo quy định tại Điều 27 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa, có quy định về tiêu chí xét thưởng, Giải thưởng chất lượng quốc gia được đánh giá theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
-
Vai trò của lãnh đạo;
-
Chiến lược hoạt động;
-
Quản lý quá trình hoạt động trên thực tế;
-
Kết quả hoạt động;
-
Quản lý nguồn nhân lực;
-
Đo lường, quản lý tri thức và phân tích;
-
Chính sách định hướng vào khách hàng và định hướng vào thị trường.
Đồng thời, tổng điểm tối đa của các tiêu chí trên là 1.000 điểm. Giải thưởng chất lượng quốc gia thông thường được tặng cho các tổ chức, doanh nghiệp đạt số điểm từ 600 điểm trở lên, và giải vàng chất lượng quốc gia sẽ được xem xét để tặng cho các tổ chức và doanh nghiệp đạt số điểm từ 800 điểm trở lên (khoản 2 Điều 27 của Nghị định 132/2008/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Chất lượng sản phẩm và hàng hóa).
THAM KHẢO THÊM: