1.Điều kiện mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi:
Căn cứ khoản 10, khoản 11 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini đều được hiểu là cơ sở bán lẻ, trong đó:
- Cửa hàng tiện lợi là cơ sở bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng nhanh gồm có thực phẩm, đồ uống, dược phẩm không kê đơn, thực phẩm chức năng và các sản phẩm bổ dưỡng sức khỏe, hóa mỹ phẩm và các sản phẩm khác phục vụ tiêu dùng hàng ngày.
- Siêu thị mini là cơ sở bán lẻ có S nhỏ hơn 500m2, thuộc loại hình siêu thị tổng hợp theo quy định.
Để đi vào hoạt động, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi phải có những giấy phép như: Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy; Giấy phép bán buôn, bán lẻ rượu (nếu có bán rượu); Giấy phép bán lẻ thuốc lá (nếu có bán thuốc lá).
2. Thủ tục mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi:
Để mở được siêu thi mini, cửa hàng tiện lợi thì cá nhân, tổ chức trước hết phải thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh. Thực tế hiện nay, mới mô hình mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi theo chuỗi thì hầu hết mọi người sẽ thành lập doanh nghiệp. Thủ tục như sau:
Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh phù hợp:
Thứ nhất, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp còn phụ thuộc vào nguồn vốn cũng như quy mô mà cá nhân, tổ chức lựa chọn các loại hình doanh nghiệp sao cho phù hợp. Để thành lập công ty, cá nhân, tổ chức có thể lựa chọn loại hình công ty sau:
– Công ty cổ phần.
– Công ty hợp danh.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn (một thành viên hoặc hai thành viên trở lên).
– Doanh nghiệp tư nhân.
Thứ hai, thực hiện thành lập doanh nghiệp phải lựa chọn ngành, nghề kinh doanh sao cho phù hợp.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ thành lập công ty kinh doanh dịch vụ vệ sinh công nghiệp bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu).
– Điều lệ công ty kinh doanh đại lý bán vé máy bay.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (trường hợp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần).
– Đối với cá nhân cần giấy tờ pháp lý bao gồm chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu (bản sao).
– Đối với tổ chức cần có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp (bản sao hợp lệ).
– Trường hợp có ủy quyền thì cần phải có văn bản ủy quyền.
Bước 3: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ gửi đến Phòng đăng kí kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tại nơi đặt trụ sở chính.
Ngoài ra, có thể kê khai hồ sơ nộp trực tuyến qua Cổng thông tin đăng kí doanh nghiệp.
Bước 4: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết yêu cầu
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền là Sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp trong khoảng thời gian tối thiểu 03 ngày làm việc.
Còn trường hợp hồ sơ không hợp lệ và đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền phải ra văn bản thông báo cho cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ và nêu rõ lý do.
Bước 5: Tiến hành công bố thông tin công ty:
Doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục để công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định để tránh bị xử phạt hành chính.
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng kí thành lập doanh nghiệp, công ty phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày.
Nội dung công bố bao gồm:
– Ngành, nghề kinh doanh là gì?
– Đối với công ty cổ phần thì phải công bố danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bước 6: Mua chữ ký số:
Để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến thì công ty cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online.
Bước 7: Khắc con dấu công ty:
Công ty đặt khắc con dấu đúng quy định.
Bước 8: Làm tài khoản ngân hàng cho công ty:
Mỗi công ty sau khi thành lập đều phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện giao dịch. Do đó, công ty để tiến hành được các hoạt động kinh doanh cần phải thực hiện mở tài khoản riêng cho công ty.
Bước 9: Tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ.
Sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh, công ty cần thực hiện kê khai và nộp tờ kê khai thuế đầy đủ, đúng thời hạn.
Xem xét đóng các loại thuế bao gồm như:
– Thuế giá trị gia tăng, tiến hành đóng theo quý.
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng theo mức lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài. Công ty phải đảm bảo đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày sau khi công ty thành lập.
3. Thủ tục xin giấy phép con có liên quan khi mở siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi:
(1) Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm:
Theo quy định tại
Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, đáp ứng đủ các điều kiện để nộp lên cơ quan có thẩm quyền xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, ví dụ như diện tích tối thiểu, hệ thống sơ chế, chế biến (nếu có) theo quy tắc một chiều; nguồn nguyên liệu nhập bán hàng; trang thiết bị của cơ sở phải đảm bảo đủ số lượng và chất lượng ra sao; điều kiện đối với nhân viên tại siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi;….
(2) Giấy phép về phòng cháy chữa cháy:
Hiện nay, các điều kiện về xin giấy phép phòng cháy chữa cháy được quy định rất nghiêm ngặt. Trường hợp là siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi ắt phải đảm bảo đủ điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy theo quy định. Quy trình, thủ tục xin giấy chứng nhận về phòng cháy chữa cháy cần tuân thủ theo quy định tại Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hoặc nhà đầu tư nước ngoài có hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa khi thành lập siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi thì phải xin giấy phép bán lẻ và giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ theo Nghị định số 09/2018/NĐ-CP. Và để thành lập siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi, các cơ sở phải đáp ứng đủ điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ như dưới đây:
- Đối với cơ sở bán lẻ đầu tiên:
+ Đảm bảo có kế hoạch về tài chính để lập cơ sở bán lẻ.
+ Trong trường hợp đã được thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên đảm bảo không còn nợ thuế quá hạn.
+ Địa điểm lập cơ sở bán lẻ phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch có liên quan.
- Đối với cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ đầu tiên:
+ Nếu như không phải thực hiện kiểm tra nhu cầu kinh tế thì cần đáp ứng điều kiện như điều kiện của cơ sở bán lẻ đầu tiên.
+ Nếu như thuộc trường hợp kiểm tra nhu cầu kinh tế thì ngoài việc đáp ứng các điều kiện như điều kiện của cơ sở bán lẻ đầu tiên thì phải đảm bảo tiêu chí kiểm tra nhu cầu kinh tế theo đúng quy định.
(3) Nếu cửa hàng có hoạt động bán rượu và/hoặc bán thuốc lá thì cần tuân thủ điều kiện và xin giấy phép bán lẻ rượu, bán lẻ thuốc lá vì đây là những mặt hàng được quản lý rất nghiêm ngặt, cần kiểm soát về số lượng và chất lượng buôn bán do đó phải đáp ứng đủ điều kiện trước khi kinh doanh.
THAM KHẢO THÊM: