Loại hình đơn vị là gì? Phân tích đặc điểm các loại hình đơn vị?

1. Loại hình đơn vị là gì?

Theo như luật doanh nghiệp thì loại hình doanh nghiệp được nhân định là loại hình đơn vị vì có hình thức, cơ cấu doanh nghiệp. Đồng thời thì các văn bản hướng dẫn cũng ghi nhận điều này. Một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới một trong các bước mà cần thực hiện khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc thành lập doanh nghiệp mới mà các chủ thể cần thực hiện đó chính là lựa chọn loại hình công ty, doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu của mình và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Hiện nay có 06 loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam như sau:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.

– Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

– Công ty hợp danh.

– Công ty cổ phần.

– Doanh nghiệp tư nhân.

– Doanh nghiệp nhà nước.

2. Tìm hiểu khái niệm của từng loại hình đơn vị:

Trên cơ sở quy định tại Luật Doanh nghiệp hiện hành, có 6 loại hình doanh nghiệp với các đặc trưng pháp lí, hình thức tổ chức và khả năng huy động vốn khác nhau, tuy nhiên tác giả sẽ nêu ra khái niệm về một số loại hình phổ biến thường gặp như sau đó bao gồm:

Thứ nhất, Doanh nghiệp tư nhân được nhận định là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân.

Thứ hai, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được nhận định là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu, chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

Thứ ba, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được nhận định là doanh nghiệp, trong đó thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50.

Thứ tư, Công ty cổ phần được nhận định là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

Thứ năm, Công ty hợp danh được nhận định là loại hình doanh nghiệp mà trong đó phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên gọi chung là thành viên hợp danh, ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

Trong số các loại hình doanh nghiệp kể trên, hiện nay phổ biến nhất là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, lý do như sau:

– Đối với các cổ đông (đối với công ty cổ phần) và chủ sở hữu (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn) thì những loại hình doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong phần vốn góp vốn của mình về các nghĩa vụ của công ty mà không phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình như đối với thành viên hợp danh của công ty hợp danh hay chủ doanh nghiệp tư nhân theo như quy định mà pháp luật ban hành.

– Bên cạnh đó thì hai loại hình doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần theo như quy định của pháp luật doanh nghiệp thì sẽ được phát hành trái phiếu  và được phát hành cả trái phiếu cũng như cổ phần (nếu là công ty cổ phần) nên dễ dàng trong việc huy động các nguồn vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh….

Theo như quy định của pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp thì mỗi đơn vi hay mỗi loại hình doanh nghiệp thì đều sẽ có các đặc điểm khác nhau mà pháp luật quy định. Cũng chính vì vậy mà đặc điểm của mỗi loại hình đơn vi này cũng được xác định là khác nhau. Vậy để biết thêm về đặc điểm của từng loại hình đơn vị này mời quý bạn đọc tìm hiểu trong nội dung tiếp theo của bài viết.

3. Phân tích đặc điểm các loại hình đơn vị:

Đặc điểm của công ty cổ phần 

 Các đặc điểm chung về công ty cổ phần được quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020:

– Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân;

– Công ty cổ phần có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

– Công ty cổ phần được quy định về việc cổ đông tham gia góp vốn có thể là cá nhân, tổ chức; số lượng cổ đông tối thiểu là 3 và không giới hạn số lượng;

– Công ty cổ phần có các cổ đông góp vốn thành lập công ty chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.

Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn 

Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên được quy định tại Chương III của Luật Doanh nghiệp 2020.. Đây là mô hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ.

Căn cứ Điều 74 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH một thành viên.

Theo Điều 46 của Luật Doanh nghiệp 2020, công ty TNHH từ hai thành viên trở lên.

Các đặc điểm chung của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn có chủ thể thành lập doanh nghiệp có thể là cá nhân hoặc tổ chức;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn có thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

– Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần để huy động vốn.

Đặc điểm của công ty hợp danh:

Các quy định của công ty hợp danh được nêu tại Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020, cụ thể:

– Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân; có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Ngoài thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thành viên góp vốn;

– Công ty hợp danh có thành viên hợp danh: là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

– Công ty hợp danh có thành viên góp vốn: là tổ chức hoặc cá nhân, chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân

Trong các loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân là loại hình được nhiều người lựa chọn cho quy mô kinh doanh nhỏ. Các đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân được nêu tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp 2020.

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp có các đặc điểm sau:

– Doanh nghiệp tư nhân được xác định là không có tư cách pháp nhân;

– Doanh nghiệp tư nhân do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Đặc điểm của doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp Nhà nước được xác định không phải là 1 loại hình công ty, doanh nghiệp, mặc dù được đăng ký thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp xã hội không phải là tối ưu hóa lợi nhuận, và có những điểm đặc đặc trưng riêng so với các loại hình doanh nghiệp khác. Cụ thể:

– Doanh nghiệp Nhà nước được xác định là có mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng đồng;

– Doanh nghiệp Nhà nước được xác định sẽ sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận sau thuế hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu đã đăng ký;

– Doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo loại hình doanh nghiệp như: công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân.

Như vậy, có thể thấy rằng để có thể đáp ứng đực nhu cầu của nhà dầu tư về nguồn vốn, nhu cầu đầu tư thì pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng đã quy định các loại hình đơn vị khác nhau và từ đó sẽ xuất hiện các đặc điểm của mỗi loại hình cũng khác nhau. Việc quy định các loại hình khác nhau sẽ phù hợp cho việc đầu tư của các chủ đầu tư trong và ngoài nước.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Luật Doanh nghiệp năm 2020.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199