Người bị tạm giữ có được thăm gặp người thân không?

1. Người bị tạm giữ có được thăm gặp người thân không?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015 có quy định về vấn đề thăm gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lịch sự với người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam. Theo đó:

  • Người bị tạm giữ theo quy định của pháp luật sẽ được quyền thăm gặp thân nhân 01 lần trong khoảng thời gian họ bị tạm giữ, người bị tạm giữ cũng được quyền thăm gặp thân nhân 01 lần trong mỗi lần gia hạn thời gian tạm giữ. Đồng thời, người bị tạm giam cũng có quyền được thăm gặp người thân 01 lần trong khoảng thời gian một tháng, trong trường hợp tăng thêm số lần gặp người thân hoặc người gặp không phải là thân nhân thì phải được cơ quan đang thụ lý vụ án chấp thuận bằng văn bản. Thời gian mỗi lần gặp thân nhân của người bị tạm giữ, người bị tạm giam sẽ kéo dài không quá 01 giờ đồng hồ;

  • Cá nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam bắt buộc phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân, giấy tờ có giá trị xác nhận về quan hệ nhân thân với người bị tạm giữ, người bị tạm giam trong trường hợp là thân nhân của họ. Việc thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam cần phải đặt dưới sự giám sát, theo dõi chặt chẽ của các cơ sở giam giữ;

  • Trong quá trình thăm gặp không được làm ảnh hưởng đến hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền, cần phải tuân thủ đầy đủ quy định về thăm gặp người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ, trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thụ lý vụ án có yêu cầu thì cần phải phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát và theo dõi quá trình thăm gặp đó. Thủ trưởng cơ sở giam giữ là chủ thể có thẩm quyền ra quyết định cụ thể về thời điểm tham gia, sau đó thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án về quá trình thăm gặp người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ;

  • Người bào chữa cũng được quyền thăm gặp người bị tạm giam hoặc người bị tạm giữ để thực hiện cho hoạt động báo trước của mình (theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015) tại buồng làm việc của cơ sở giam giữ hoặc nơi người bị tạm giam, người bị tạm giữ đang khám/chữa bệnh, trong quá trình thăm gặp cần phải xuất trình đầy đủ giấy tờ tùy thân và các loại giấy tờ liên quan đến hoạt động bào chữa của mình.

Như vậy, người bị tạm giữ vẫn có quyền được gặp thân nhân 01 lần trong thời gian họ bị tạm giữ, 01 lần trong mỗi lần được gia hạn thời gian tạm giữ.

Tuy nhiên, khi đến thăm gặp người bị tạm giữ thì cần phải tuân thủ một số trách nhiệm nhất định. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 34/2017/TT-BCA, có quy định về trách nhiệm của người đến thăm gặp người bị tạm giữ. Theo đó, người đến thăm và người bị tạm giữ bắt buộc phải chấp hành đúng, đầy đủ nội quy tại cơ sở giam giữ, chấp hành đầy đủ quy định về thăm gặp phải thực hiện theo yêu cầu hướng dẫn của cán bộ làm nhiệm vụ tổ chức hoạt động thăm gặp, trong quá trình thăm gặp cần phải giữ thái độ văn minh lịch sự, trang phục sạch sẽ gọn gàng, trong trường hợp vi phạm sẽ bị nhắc nhở hoặc đình chỉ quá trình thăm gặp.

2. Người bị tạm giữ không được thăm gặp người thân trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 22 của Luật Thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015 có quy định, Thủ trưởng cơ sở giam giữ có quyền không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam khi thuộc một trong những trường hợp sau đây và cần phải nêu rõ lý do:

  • Thân nhân thăm gặp không xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân, các loại giấy tờ có giá trị xác nhận về quan hệ nhân thân đối với người bị tạm giữ/người bị tạm giam hoặc cơ quan đang trong quá trình thụ lý vụ án có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ hoặc không cho người bị tạm giam gặp thân nhân do nhận thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án;

  • Người bào chữa không xuất trình được đầy đủ các loại giấy tờ tùy thân, hoặc các loại giấy tờ liên quan đến hoạt động bào chữa cho người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam;

  • Trong trường hợp khẩn cấp hướng tới mục tiêu bảo vệ an toàn cho các cơ sở giam giữ; hoặc để tổ chức hoạt động chi bắt đối với người bị tạm giữ/người bị tạm giam đã bỏ trốn;

  • Khi có dịch bệnh xảy ra trên diện rộng tại khu vực có cơ sở giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam;

  • Trong trường hợp cấp cứu đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam; hoặc khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang mắc các bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

  • Khi đang trong quá trình lấy lời khai, hỏi cung hoặc người bị tạm giữ, người bị tạm giam đang tham gia vào các hoạt động tố tụng khác;

  • Người bị tạm giữ/người bị tạm giam không đồng ý gặp thân nhân, trong trường hợp này thì người đến thăm được quyền trực tiếp gặp người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam để xác nhận về việc họ không đồng ý thăm gặp;

  • Cá nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam có hành vi cố tình vi phạm nội qui trong các cơ sở giam giữ, vi phạm chế độ quản lý tại các cơ sở giam giữ với mức độ từ 02 lần trở lên;

  • Người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam đang bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 23 của Luật Thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015.

3. Ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình thăm gặp người bị tạm giữ là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Thông tư 34/2017/TT-BCA, có quy định về đối tượng và thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Theo đó:

  • Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giam, người bị tạm giữ hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Luật Thi hành tạm giữ tạm giam năm 2015;

  • Thân nhân trong quá trình đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam thì cần phải xuất trình một trong các loại giấy tờ tùy thân như sau: Giấy chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước công dân, hộ chiếu còn hiệu lực, giấy xác nhận là cán bộ chiến sĩ, công nhân viên công tác và làm việc trong lực lượng quân đội nhân dân, công tác và làm việc trong lực lượng công an nhân dân, người trong độ tuổi dưới 14 tuổi thì cần phải có giấy khai sinh; các loại giấy tờ có giá trị xác nhận về quan hệ nhân thân với người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam khác. Trong trường hợp người đến thăm không có các loại giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân nêu trên thì cần phải có đơn đề nghị, trong đơn đề nghị đó cần phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; trong trường hợp người đến thăm gặp không có các loại giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh đó;

  • Người bị tạm giữ sẽ có quyền được gặp người thân một lần trong thời gian họ bị tạm giữ, một lần trong mỗi lần gia hạn thời gian bị tạm giữ, trong đó bao gồm cả ngày nghỉ, mỗi lần gặp người thân không vượt quá 1 giờ đồng hồ;

  • Người bị tạm giam cũng có quyền được gặp người thân một lần trong một tháng, được gặp người thân trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không vượt 1 do đồng hồ. Thủ trưởng của các cơ sở giam giữ là cơ quan có thẩm quyền quy định cụ thể về thời điểm người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam có quyền gặp thân nhân;

  • Thủ trưởng cơ sở giam giữ là cơ quan có thẩm quyền quyết định bằng văn bản về việc cho người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam gặp thân nhân của mình, trong văn bản đó cần phải nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân, các cán bộ quản lý trong thời gian gặp thân nhân phải gửi quyết định đó cho cơ quan đang thụ lý vụ án. Người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam sẽ không được quá số lượng 03 thân nhân trong cùng một lần, các trường học khác sẽ do Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định cụ thể;

  • Trong trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu theo dõi quá trình gặp thân nhân thì Thủ trưởng cơ sở giam giữ cần phải thông báo thời điểm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án để phối hợp giám sát kiểm soát;

  • Ngôn ngữ sử dụng trong quá trình gặp là ngôn ngữ tiếng Việt, trong trường hợp người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam là người đồng bào dân tộc thiểu số hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì cần phải có người phiên dịch hoặc các cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng quốc gia đó tham gia;

  • Khi người bị tạm giữ hoặc người bị tạm giam, thân nhân của họ có yêu cầu liên quan đến các giao dịch dân sự thông thường, cơ quan đang thụ lý vụ án cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ phối hợp với các cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, ngôn ngữ được sử dụng trong quá trình thăm gặp người bị tạm giữ là ngôn ngữ tiếng Việt.

Tuy nhiên, trong trường hợp người bị tạm giữ là người đồng bào dân tộc ít người hoặc là người nước ngoài không biết tiếng Việt thì trong quá trình thăm gặp cần phải có phiên dịch viên hoặc các cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc biết tiếng của quốc gia đó tham gia.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199