Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?

1. Nhà mua trả góp trước khi cưới là tài sản chung hay riêng?

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về tài sản chung của vợ chồng. Theo đó:

  • Tài sản chung của vợ chồng là những tài sản do vợ chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, trong đó bao gồm: Tài sản do vợ hoặc chồng tạo ra, thu nhập do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân xuất phát từ lao động sản xuất kinh doanh, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ/chồng, hoặc các thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong nhân, ngoại trừ trường hợp được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (cụ thể điều luật này quy định: trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung thì sẽ được coi là tài sản riêng của vợ chồng, ngoại trừ các bên có thỏa thuận khác, phần tài sản không chia thì vẫn được coi là tài sản chung của vợ chồng), tài sản vợ chồng được nhận thừa kế chung hoặc được tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân, các loại tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung;

  • Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân cũng được coi là tài sản chung của vợ chồng, ngoại trừ trường hợp vợ hoặc chồng nhận quyền sử dụng đất từ thừa kế riêng, quyền sử dụng đất được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân hoặc quyền sử dụng đất có được thông qua các giao dịch bằng tài sản riêng;

  • Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được sử dụng để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình và thực hiện nghĩa vụ chung của cả hai vợ chồng;

  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản đang tranh chấp là tài sản riêng của vợ/chồng thì tài sản đó cũng sẽ được coi là tài sản chung.

Như vậy, việc xác minh căn nhà mua trả góp trước thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng thì cần phải xác định được thời điểm hoàn tất thủ tục trả góp đối với bất động sản đó. Trong trường hợp việc trả góp đó được hoàn thành trước khi kết hôn thì tài sản đó đương nhiên được coi là tài sản riêng (căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014). Ngược lại, trong trường hợp việc trả góp kéo dài cho đến khi đã kết hôn, các khoản trả góp của bất động sản được thanh toán bằng tiền lương hoặc các thu nhập hợp pháp của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân thì căn nhà đó cũng được xem là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định, trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà các bên tranh chấp là tài sản riêng của một bên vợ/chồng thì tài sản đó sẽ đương nhiên được coi là tài sản chung. Vì vậy, không phải trường hợp nào việc mua nhà trả góp trước khi cưới cũng được coi là tài sản riêng. Tùy từng trường hợp khác nhau để xác định như sau:

+ Nếu việc mua nhà trả góp được hoàn thành tất trước khi đăng ký kết hôn thì đó được coi là tài sản riêng;

+ Nếu việc mua nhà trả góp kéo dài đến khi đăng ký kết hôn tuy nhiên vẫn được trả bằng tài sản riêng của vợ/chồng (đủ căn cứ chứng minh) thì được coi là tài sản riêng;

+ Nếu việc mua nhà trả góp kéo dài cho đến khi đã đăng ký kết hôn và được thanh toán bằng tiền của cả hai vợ/chồng (hai vợ chồng cùng nhau đóng góp) thì sẽ được coi là tài sản chung.

2. Nguyên tắc chung về tài sản của vợ chồng được quy định như nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về nguyên tắc chung đối với chế độ tài sản của vợ chồng. Theo đó, chế độ tài sản của vợ chồng cần phải tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:

  • Vợ chồng bình đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ trong quá trình chiếm hữu, tạo lập tài sản chung, sử dụng tài sản chung và định đoạt tài sản chung. Không được thực hiện hành vi phân biệt lao động giữa các thành viên trong gia đình, phân biệt giữa người lao động có thu nhập và người lao động không có thu nhập;

  • Vợ chồng cần phải có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

  • Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp của bên còn lại hoặc quyền lợi hợp pháp của gia đình và của người khác thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại xảy ra trên thực tế.

3. Tài sản riêng của vợ chồng trước nhân gồm những loại tài sản nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng. Theo đó:

  • Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm: Tài sản vợ hoặc chồng có trước khi kết hôn; tài sản được nhận thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được nhận tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ hoặc chồng căn cứ theo quy định tại Điều 38, Điều 39, Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014; các loại tài sản được sử dụng để phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ/chồng; các loại tài sản khác mà theo quy định của pháp luật sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của một bên vợ/hoặc chồng;

  • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ hoặc chồng cũng được xem là tài sản riêng của vợ chồng. Hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 (cụ thể: tài sản chung của vợ chồng bao gồm tài sản do vợ chồng tạo lập ra trong thời kỳ hôn nhân, thu nhập của vợ chồng phát sinh từ lao động sản xuất kinh doanh, hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng, và các khoản thu nhập hợp pháp khác phát sinh trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được nhận thừa kế chung hoặc vợ chồng được nhận tặng cho chung trong thời kỳ hôn nhân, các loại tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung) và khoản 1 Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 (cụ thể: trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia kèm theo hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng sau khi chia tài sản chung sẽ được xem là tài sản riêng của vợ và chồng, ngoại trừ trường hợp hai vợ chồng có thỏa thuận khác, đối với phần còn lại không chia thì vẫn sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng). 

Như vậy, tài sản riêng của vợ chồng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Đồng thời, tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm các loại tài sản đặc biệt như sau:

  • Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.,

  • Tài sản mà vợ chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án hoặc theo quyết định có hiệu lực của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

  • Các khoản trợ cấp, các khoản ưu đãi mà vợ chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng, các quyền tài sản khác gắn liền với quyền nhân thân của vợ hoặc chồng.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199