Những ai có quyền được mời luật sư cho bị can, bị cáo?

1. Những ai có quyền được mời luật sư cho bị can, bị cáo?

Căn cứ theo quy định tại Điều 75 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề lựa chọn người bào chữa. Theo đó:

  • Người bào chữa có thể do người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội hoặc người thân thích của họ lựa chọn;

  • Trong khoảng thời gian 12 giờ được tính bắt đầu kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt hoặc của người bị tạm giữ, thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt hoặc đang quản lý người bị tạm giữ đó cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chuyển đơn yêu cầu người bào chữa cho người bào chữa, cho người đại diện hoặc cho người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ. Trong trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh thông tin cá nhân của người bào chữa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ đó cần phải chuyển đơn yêu cầu cho người đại diện hoặc cho người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ để những người này nhờ người bào chữa;

  • Trong khoảng thời gian 24 giờ được tính bắt đầu kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam đó cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ chuyển đơn yêu cầu người bào chữa cho người bào chữa, cho người đại diện hoặc cho người thân thích của người bị tạm giam. Trong trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh thông tin cá nhân của người bào chữa thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam cần phải chuyển đơn yêu cầu này cho người đại diện hoặc cho người thân thích của người bị tạm giam để nhờ người bào chữa theo quy định của pháp luật;

  • Trong trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, của người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu, đề nghị người bào chữa thì cơ quan chức năng có thẩm quyền cần phải có trách nhiệm, nghĩa vụ thông báo ngay cho người bị bắt, cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam để đưa ra ý kiến về vấn đề nhờ người bào chữa;

  • Người bị buộc tội, người đại diện của người bị buộc tội hoặc người thân thích có quyền đề nghị Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam từ huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương trở lên cử bào chữa viên nhân dân để tiến hành thủ tục bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên trong các tổ chức đó.

Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện nay thì có 04 nhóm người được mời luật sư bào chữa cho bị can, bị cáo. Bao gồm:

  • Bản thân người bị buộc tội;

  • Người đại diện của người bị buộc tội;

  • Người thân thích của người bị buộc tội;

  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Luật sư bào chữa được tham gia tố tụng kể từ thời điểm nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 74 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng hình sự. Theo đó:

  • Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi bắt đầu khởi tố bị can;

  • Trong trường hợp bắt người, tạm giữ người thì mới vào chữa tham gia tố tụng bắt đầu kể từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, hoặc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; hoặc bắt đầu kể từ khi có quyết định tạm giữ;

  • Trong trường hợp cần phải giữ bí mật điều tra đối với các tội phạm xâm phạm đến an ninh quốc gia, xâm phạm đến quyền lợi dân tộc thì viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân sẽ có thẩm quyền ra quyết định để người bào chữa tham gia hoạt động tố tụng hình sự từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, thông thường thì người bào chữa sẽ tham gia tố tụng hình sự bắt đầu kể từ khi khởi tố bị can. Trong một số trường hợp đặc biệt thì thời điểm này cũng có thể được thay đổi. Người bào chữa tham gia tố tụng kể từ khi khởi tố bị can hoặc kể từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra hoặc được tính bắt đầu kể từ khi có quyết định tạm giữ người (trong trường hợp bắt người, tạm giữ người). Hoặc trong một số trường hợp cần thiết phải giữ bí mật điều tra đối với các tội danh xâm phạm đến an ninh quốc gia thì người bào chữa cũng có thể được tham gia tố tụng hình sự tôi khi kết thúc giai đoạn điều tra.

Vì vậy, hoàn toàn có thể mời luật sư ngay khi có quyết định khởi tố bị can hoặc ngay khi có quyết định tạm giữ người.

3. Luật sư có bắt buộc phải làm thủ tục đăng ký bào chữa không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thủ tục đăng ký bào chữa. Theo đó:

  • Trong mọi trường hợp tham gia tố tụng hình sự, người bào chữa cần phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa;

  • Khi thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa, người bào chữa cần phải xuất trình các loại giấy tờ, tài liệu như sau:

+ Đối với luật sư thì cần phải xuất trình thẻ luật sư có kèm theo bản sao có chứng thực, các loại giấy tờ yêu cầu luật sư của người bị buộc tội hoặc người đại diện của người bị buộc tội hoặc người thân thích của người bị buộc tội;

+ Người đại diện của người bị buộc tội cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (có kèm theo bản sao có chứng thực), các loại giấy tờ có giá trị xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng minh mối quan hệ giữa người đại diện và người bị buộc tội;

+ Bào chữa viên cần phải xuất trình các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (có  kèm theo bản sao có chứng thực), giấy tờ và văn bản cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam;

+ Trợ giúp viên pháp lý, luật sư thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cần phải xuất trình giấy tờ, văn bản cử người thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý của các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc xuất trình thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực.

  • Trong trường hợp chỉ định người bào chữa căn cứ theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì người bào chữa cần phải xuất trình các loại giấy tờ như sau:

+ Đối với luật sư, cần phải xuất trình thẻ luật sư kèm theo bản sao có chứng thực, văn bản cử luật sư của các tổ chức hành nghề luật sư nơi người đó hành nghề hoặc văn bản phân công của các Đoàn luật sư (trong trường hợp luật sư hành nghề là cá nhân);

+ Bào chữa viên nhân dân cần phải xuất trình giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân kèm theo bản sao có chứng thực, văn bản giấy tờ cử bào chữa viên nhân dân của Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam hoặc các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ quốc Việt Nam;

+ Trợ giúp viên pháp lý và luật sư thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý cần phải xuất trình thẻ luật sư hoặc xuất trình thẻ trợ giúp viên pháp lý có kèm theo bản sao chứng thực, văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.

Như vậy, theo điều luật nêu trên thì trong mọi trường hợp, người bào chữa đều phải thực hiện thủ tục đăng ký bào chữa.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938669199