1. Phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là gì?
Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng là một trong những tình tiết giảm nhẹ theo quy định của pháp luật hình sự. Căn cứ theo quy định tại Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp “một số vấn đề nghiệp vụ”, Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích về vấn đề này. Theo đó, có thể hiểu tình tiết “phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” như sau:
(1) Về “phạm tội lần đầu”:
+ Phạm tội lần đầu có thể hiểu là từ trước đến nay chưa phạm tội lần đầu;
+ Nếu trước đó cá nhân đã phạm tội và bị kết án theo bản án đã có hiệu lực của tòa án, tuy nhiên sau đó đã thực hiện thủ tục xóa án tích thì không được coi là phạm tội lần đầu;
+ Trong trường hợp chưa bị kết án tuy nhiên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự này có hành vi vi phạm khác thì cũng không được xem là phạm tội lần đầu;
+ Trong trường hợp chưa bị kết án, chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự, nay bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong cùng lần phạm tội sau thì cũng sẽ không được coi là tình tiết phạm tội lần đầu.
(2) Về “phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” là phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:
+ Phạm tội gây hậu quả nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm ấy được xác định tối đa là 03 năm tù;
+ Phạm tội nghiêm trọng, phạm tội rất nghiêm trọng, phạm tội đặc biệt nghiêm trọng tuy nhiên người phạm tội có vị trí vai trò thứ yếu, không đáng kể trong vụ án có đồng phạm.
Như vậy, Toán hiện nay chỉ áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” quy định cụ thể tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015 khi có đầy đủ hai yếu tố “phạm tội lần đầu” và “thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Trong trường hợp bị cáo phạm tội lần đầu tuy nhiên không thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc ngược lại, bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng tuy nhiên không phải “”phạm tội lần đầu”” thì cũng sẽ không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015.
2. Quan điểm khác nhau trong quá trình áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng:
Kể từ khi có công văn của Tòa án nhân dân tối cao giải thích cụ thể về tình tiết “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”, thì việc áp dụng giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án đã được thống nhất. Tuy nhiên trên thực tế, việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này đối với từng vụ án cụ thể vẫn có nhiều quan điểm khác nhau giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa người tiến hành tố tụng, dẫn đến quá trình áp dụng ngoài thực tế không chính xác, từ đó kéo theo quyết định hình phạt chưa đúng.
Quan điểm thứ nhất: Hiện nay, trong quá trình áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhiều người cho rằng: nếu các tình tiết giảm nhẹ đó được xác định là dấu hiệu định tội hoặc dấu hiệu định khung hình phạt thì sẽ không được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, ngược lại nếu không thuộc dấu hiệu định tội hoặc không thuộc dấu hiệu định khung hình phạt thì có thể sẽ được áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Theo đó, trong trường hợp bị cáo phạm tội lần đầu và gây nguy hại không lớn cho xã hội (mức hình phạt cao nhất của khung hình phạt đối với tội danh không vượt quá 03 năm tù) thì phải áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cho bị cáo, không phân biệt bị cao đó phạm tội gì.
Quan điểm thứ hai: Công văn 01/2017 của Tòa án nhân dân tối cao đã giải thích rõ thế nào là phạm tội lần đầu và thế nào là phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, tuy nhiên không phải bị cáo nào thỏa mãn đầy đủ các yếu tố nêu trên thì đều có thể được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”. Ngoài ra, cũng phải xem xét đánh giá các yếu tố khác có liên quan trong quá trình áp dụng tình tiết giảm nhẹ này. Bởi lẽ, có rất nhiều điều trong Bộ luật hình sự năm 2015 có quy định khoản 1 với khung hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù, nếu hành vi phạm tội kéo dài và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh trật tự an toàn xã hội, hành vi phạm tội của bị cáo có tính chất côn đồ, cố tình thực hiện hành vi phạm tội đến cùng, hành vi phạm tội của bị cáo gây ảnh hưởng xấu đến dư luận xã hội và bị xã hội lên án mạnh mẽ … thì mặc dù bị cáo đáp ứng đầy đủ hai yếu tố theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao tuy nhiên vẫn không áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” cho bị cáo này trong quá trình đưa ra quyết định hình phạt cuối cùng.
Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải xem xét và nhận định rõ tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử và đưa ra quyết định cuối cùng sao cho phù hợp với quy định của pháp luật và phù hợp với thực tế.
3. Ví dụ về tình tiết phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng:
Sau đây, Luật Dương Gia xin được nêu một vụ án cụ thể có tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu, thuộc trường hợp ít nghiêm trọng như sau”:
Hoàng Thị Nhung là người ghi số lô, số đề trái quy định của pháp luật. Sau khi trực tiếp ghi số tiền cá cược, 18/09/2023, Hoàng Thị Nhung đã sử dụng tài khoản mạng xã hội của mình để chuyển tiền trực tiếp cho Hoàng Thị Thuỷ Tiên tin nhắn có chứa nội dung cá cược dựa trên kết quả xổ số kiến thiết các tỉnh miền Trung với số tiền là 8.179.000 đồng, với số tiền thắng là 6.750.000 đồng. Theo đó, tổng số tiền mà Hoàng Thị Nhung đánh bạc dựa trên kết quả xổ số kiến thiết là 14.929.000 đồng.
Hoàng Thị Nhung chuyển tin nhắn có nội dung cá cược số lô, số đề dựa trên kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc với tổng số tiền là 5.605.000 đồng. Đồng thời, Hoàng Thị Nhung tiếp tục chuyển tin nhắn cho Hoàng Thị Thủy Tiên với tin nhắn có nội dung số lô, số đề dựa trên kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc với số tiền 2.200.000 đồng, tuy nhiên Hoàng Thị Thủy Tiên vẫn chưa nhận được số tiền này. Tổng số tiền mà Hoàng Thị Nhung đánh bạc dựa trên kết quả xổ số kiến thiết miền Bắc được xác định là 7.805.000 đồng.
Theo đó, với hành vi của bị cáo Hoàng Thị Nhung, Viện kiểm sát nhân dân đã truy tố Hoàng Thị Nhung về tội đánh bạc căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015. Qua nghiên cứu hành vi của bị cáo, nhận thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, trong đó có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng” căn cứ theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015. Theo đó:
-
Viện kiểm sát truy tố bị cáo ở khoản 1 Điều 321 của Bộ luật hình sự năm 2015, khung hình phạt này có mức hình phạt cao nhất lên đến 03 năm tù, vì vậy xét thấy bị cáo phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng (Điều 9 Bộ luật Hình sự năm 2015);
-
Bị cáo được hưởng tình tiết giảm nhẹ phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng, căn cứ theo quy định tại khoản 4 Phần I Công văn số 01/2017/GĐ-TANDTC ngày 07/4/2017 giải đáp “một số vấn đề nghiệp vụ”, Chánh án Toà án nhân dân tối cao có ghi nhận “phạm tội lần đầu là trường hợp từ trước đến nay chưa phạm tội lần nào”. Vì vậy, bị cáo N thuộc trường hợp phạm tội lần đầu.
Theo đó, bị cáo Nhung hoàn toàn thoả mãn các yếu tố để có thể áp dụng tình tiết giảm nhẹ “phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng”.
THAM KHẢO THÊM: