Quy định pháp luật về những trường hợp bị cấm phá thai

1. Quy định pháp luật về những trường hợp bị cấm phá thai:

Nạo phá thai là hành vi loại bỏ đi sự sống của thai nhi, tác động trực tiếp đến buồng tử cung của nữ giới, có nhiều nguy cơ gây ra nhiễm khuẩn, chảy máu, một số trường hợp có thể dẫn đến thủng cổ tử cung hoặc thậm chí là dính buồng tử cung, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, chỉ khi nào trong tình trạng bất đắc dĩ không thể giữ lại thai nhi thì mới nên chấm dứt thai kỳ, vì hành vi này có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh ở nữ giới.

Tìm hiểu quy định của pháp luật về những trường hợp bị cấm phá thai là một điều vô cùng cần thiết, nhằm hạn chế tối đa hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tránh hậu quả không mong muốn. Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989 có quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, nạo phá thai. Theo đó:

  • Phụ nữ có quyền được nạo phá thai theo nguyện vọng của bản thân, có quyền được khám chữa bệnh phụ khoa, có quyền được theo dõi sức khỏe trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ chăm sóc y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế;

  • Bộ Y tế là cơ quan có thẩm quyền, có trách nhiệm, nghĩa vụ cũng cố, phát triển hơn nữa mạng lưới chuyên khoa phụ sản, chuyên khoa sơ sinh để đảm bảo cho quá trình phục vụ y tế của phụ nữ;

  • Nghiêm cấm các cơ sở y tế hoặc các cá nhân làm thủ thuật nạo phá thai, tháo vòng tránh thai khi không được sự cho phép (không được cấp giấy phép) của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế.

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 của Pháp Lệnh dân số năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm:

  • Cản trở quá trình thực hiện hoặc cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình;

  • Hành vi lựa chọn giới tính thai nhi dưới bất kỳ hình thức nào;

  • Sản xuất, kinh doanh, cung cấp phương tiện, nhập khẩu phương tiện tránh thai giả, không đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn chất lượng, đã quá thời hạn sử dụng hoặc chưa được phép lưu hành;

  • Di cư trái phép, cư trú trái pháp luật;

  • Tuyên truyền, phổ biến, đưa ra những thông tin có nội dung vi phạm chính sách dân số, vi phạm truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác dân số và đời sống xã hội;

  • Thực hiện hành vi nhân bản vô tính người. 

Như vậy, việc phá thai vẫn được pháp luật nước ta đồng ý sao cho phù hợp với nguyện vọng của người phụ nữ, tuy nhiên pháp luật nghiêm cấm hành vi phá thai vì giới tính của thai nhi. Đồng thời, hiện nay cũng không có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào nghiêm cấm hoàn toàn về việc nạo phá thai của nữ giới.

Tuy nhiên, trong quá trình nạo phá thai cần phải lưu ý một số vấn đề cấm của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Phần 8 của Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 30/9/2020 của Bộ Y tế, có hướng dẫn về vấn đề phá thai. Cụ thể như sau:

237.

229

Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 9 tuần

238.

230

Phá thai to từ 13 tuần đến 22 tuần bằng phương pháp đặt túi nước

239.

231

Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 8 tuần

240.

232

Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai từ 13 tuần đến hết tuần 22

241.

233

Phá thai bằng phương pháp nong và gắp từ tuần thứ 13 đến hết tuần thứ 18

242.

234

Phá thai bệnh lý (bệnh lý mẹ, bệnh lý thai)

243.

235

Phá thai người bệnh có sẹo mổ lấy thai cũ

244.

236

Hút thai có kiểm soát bằng nội soi

245.

237

Hút thai dưới siêu âm

246.

238

Phá thai từ tuần thứ 6 đến hết 12 tuần bằng phương pháp hút chân không

247.

239

Phá thai bằng thuốc cho tuổi thai đến hết 7 tuần

248.

240

Hút thai và triệt sản qua đường rạch nhỏ

249.

241

Phá thai đến hết 07 tuần bằng phương pháp hút chân không

Cứ như vậy, tất cả các hành vi phá thai trên 22 tuần tuổi đều là hành vi vi phạm quy định của pháp luật.

Tóm lại, tổng hợp các điều luật nêu trên, những trường hợp bị nghiêm cấm phá thai bao gồm:

Pháp luật nước ta hiện nay chỉ cho phép phá thai trong độ tuổi từ 22 tuần tuổi trở xuống (xuất phát vì lý do đạo đức) và trong quá trình phá thai cần phải đáp ứng đầy đủ điều kiện về: Sức khỏe, trang thiết bị kỹ thuật, cơ sở y tế … Nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật và độ tuổi thai nhi dưới 22 tuần tuổi thì bạn có thể thực hiện thủ tục nạo phá thai tại các cơ sở y tế có thẩm quyền.

2. Hành vi nạo phá thai trái phép có bị xử phạt hành chính không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 100 của Nghị định 117/2020/NĐ-CP, có quy định về mức xử phạt đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Theo đó:

  • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi loại bỏ thai nhi xuất phát vì lý do lựa chọn giới tính thai nhi mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi đó (tự nguyện);

  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi xuất phát vì lý do giới tính của thai nhi;

  • Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi đe dọa sử dụng vũ lực, uy hiếp tinh thần nhằm mục đích ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi xuất phát vì lý do lựa chọn giới tính;

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi sử dụng vũ lực để nhằm mục đích ép người mang thai phải loại bỏ thai nhi xuất phát từ lý do lựa chọn giới tính thai nhi;

  • Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau: Có hành vi cung cấp hóa chất, cung cấp thuốc để loại bỏ thai nhi trong khi biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi đó xuất phát vì lý do lựa chọn giới tính của thai nhi; hoặc chỉ dẫn, hướng dẫn người mang thai sử dụng các loại hóa chất, sử dụng thuốc hoặc sử dụng các biện pháp khác để loại bỏ thai nhi mặc dù biết rõ người mang thai đang muốn loại bỏ thai nhi xuất phát vì lý do lựa chọn giới tính;

  • Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi phá thai tuy nhiên biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi đó xuất phát vì lý do lựa chọn giới tính.

Như vậy, hành vi nạo phá thai trái phép có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

3. Hành vi nạo phá thai trái phép có bị đi tù không?

Hiện nay, pháp luật hình sự Việt Nam chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những đối tượng thực hiện hành vi phá thai trái phép cho người khác, không có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người mẹ khi thực hiện hoạt động phá thai. Căn cứ theo quy định tại Điều 316 của Văn bản hợp nhất Bộ luật hình sự năm 2017 có quy định về Tội phá thai trái phép.

Theo đó, hành vi khách quan của tội phá thai trái phép là hành vi thực hiện việc phá thai trái phép cho người khác. Đây là hành vi thực hiện các thủ thuật nạo phá thai tuy nhiên không có giấy phép của Bộ Y tế hoặc Sở Y tế. Khung hình phạt có thể áp dụng đối với người phạm tội như sau:

  • Khung hình phạt cơ bản được quy định là hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm;

  • Khung hình phạt tăng nặng được quy định là hình phạt tù từ 03 năm đến 07 năm hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm;

  • Khung hình phạt bổ sung có thể được áp dụng là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc cấm làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938669199