Thời gian nghỉ trưa? Nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc?

Thời gian nghỉ trưa là gì? Pháp luật quy định như thế nào về thời gian nghỉ trưa? Khi người lao động nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc? Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào nếu không sắp xếp cho người lao động nghỉ giữa giờ theo đúng quy định của pháp luật? Để biết thêm thông tin mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Căn cứ pháp lý

Bộ luật lao động 2019

– Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động

1. Thời gian nghỉ trưa là gì?

Thời gian nghỉ trưa là khoảng thời gian người lao động phải thực hiện nghĩa vụ lao động, không phải làm việc. Trong khoảng thời gian này người lao động sẽ có toàn quyền sử dụng thời gian theo ý của mình, họ có thể ngủ trưa, ăn cơm trưa,.. Thời gian nghỉ trưa rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trước khi chuyển sang ca làm việc tiếp theo nhằm nâng cao hiệu suất.

Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ làm việc. Pháp luật chỉ quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Theo đó người lao động làm việc theo thời giờ làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày thì theo quy định sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn về thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan. Đối với giờ làm việc của người lao động thì ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

2. Nghỉ giữa giờ có được tính vào giờ làm việc?

Ca làm việc của người lao động được tính từ khi bắt đầu nhận vào ca làm và nhận nhiệm vụ được giao cho đến khi kết thúc và bàn giao nhiệm vụ cho người khác, bao gồm cả thời gian làm việc và thời gian nghỉ giữa giờ.

Hiện nay pháp luật quy định về thời giờ làm việc bình thường của người lao động là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết, trường hợp là theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Nhà nước luôn khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối đối với người lao động.

Tại Khoản 1 Điều 109 Bộ luật lao động năm 2019 quy định thì người lao động sẽ được bố trí thời gian nghỉ giữa giờ như sau:

Người lao động Điều kiện Thời gian nghỉ giữa ca
Làm việc từ 06 giờ trở lên/ngày Vào ban ngày Ít nhất 30 phút liên tục
Vào ban đêm hoặc có ít nhất 03 giờ làm việc ban đêm Ít nhất 45 phút liên tục

Cũng theo điều này thì chỉ trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 tiếng trở lên thì thời gian nghỉ mới được tính vào giờ làm việc. Có nghĩa là người lao động sẽ được tính lương trong thời gian nghỉ giữa ca nếu ca làm việc đó của người lao động là ca làm việc liên tục từ 06 tiếng trở lên.

Tại Khoản 3 Điều 63 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì để được tính lương cho thời gian nghỉ giữa ca thì việc bố trí ca làm việc phải thỏa mãn đồng thời 2 điều kiện sau

– Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ trở lên;

– Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể thỏa thuận về thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào thời gian làm việc có hưởng lương.

3. Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào nếu không sắp xếp cho người lao động nghỉ giữa giờ theo đúng quy định của pháp luật?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:

Người sử dụng lao động sẽ bị phạt xử lý vi phạm hành chính nếu không đảm bảo cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc hoặc nghỉ chuyển ca theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo một trong các mức sau đây:

– Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động

– Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

– Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

– Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

– Người sử dụng lao động bị xử phạt từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”

Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, còn đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp 02 lần theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.

Lưu ý: Tổ chức bị xử phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân ở đây sẽ bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

+ Những Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

+ Đơn vị sự nghiệp

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã

tổ chức phát hành xuất bản phẩm nước ngoài tại Việt Nam  hoặc Văn phòng thường trú của cơ quan báo chí nước ngoài, văn phòng đại diện của nhà xuất bản nước ngoài

+ Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân;

+ Cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức quốc tế liên Chính phủ, trừ trường hợp được miễn xử phạt vi phạm hành chính theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+Tổ chức phi chính phủ;

+ Những Văn phòng đại diện hoạt động không sinh lời tại Việt Nam của tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại, ngân hàng, khoa học – kỹ thuật, bảo hiểm, văn hóa, giáo dục, y tế, tư vấn pháp luật nước ngoài

+ Cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở y tế, cơ sở văn hóa – xã hội.

Một số câu hỏi liên quan:

Người lao động được nghỉ hằng tuần mấy ngày?

Mỗi tuần người lao động sẽ được nghỉ ít nhất là 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt như chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được tính bình quân 01 tháng phải nghỉ ít nhất 04 ngày quy định tại Khoản 1 Điều 111 Bộ luật lao động 2019

Do đó, pháp luật không quy định người người sử dụng lao động phải cho người lao động nghỉ mấy ngày trong một tuần mà chỉ quy định số ngày nghỉ tối đa trong vòng một tháng của người lao động cho nên người sử dụng lao động và người lao động tự thỏa thuận với nhau về việc 1 tháng được nghỉ những ngày nào

Người lao động được nghỉ bù nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết không?

Ngày lễ, tết theo quy định của pháp luật bao gồm:

– Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

– Tết Âm lịch: 05 ngày;

– Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

– Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

– Lễ Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

– Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch

Nếu ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết thì người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hàng tuần vào ngày làm việc kế tiếp

Đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần được hưởng lương như thế nào?

Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, nếu người lao động đi làm vào ngày nghỉ hằng tuần thì sẽ được tính lương làm thêm giờ. Được tính như sau:

+ Tiền lương làm việc ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

+ Tiền lương làm việc ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Nếu trong trường hợp ngày nghỉ hàng tuần trùng vào ngày nghỉ lễ, tết thì mức lương người lao động được trả tính như sau:

+ Tiền lương làm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

(Theo đó, nếu tính cả tiền lương ngày lễ người lao động được hưởng ít nhất 400% lương của của ngày làm việc bình thường)

Tiền lương làm việc ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm

Trường hợp làm việc vào ban đêm của ngày nghỉ hằng tuần thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

(Theo đó, nếu tính cả tiền lương ngày lễ người lao động được hưởng ít nhất 490% lương của của ngày làm việc bình thường).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199