Thời hạn tạm đình chỉ vụ án hình sự là bao nhiêu lâu?

1. Thời hạn tạm đình chỉ vụ án hình sự là bao nhiêu lâu?

Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 277 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử. Theo đó:

  • Trong khoảng thời gian 30 ngày đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng, 45 ngày đối với loại tội phạm nghiêm trọng, 60 ngày đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng và 90 ngày đối với loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng được tính bắt đầu kể từ ngày tiến hành thủ tục thụ lý vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa cần phải ra một trong các quyết định như sau: Đưa vụ án ra xét xử, trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung đối với vụ án hình sự hoặc tạm đình chỉ vụ án, đình chỉ vụ án;

  • Đối với vụ án có tính chất phức tạp, Chánh án Toà án có thể ban hành quyết định gia hạn đối với thời gian chuẩn bị xét xử tuy nhiên không được phép vượt quá 15 ngày đối với loại tội phạm ít nghiêm trọng và loại tội phạm nghiêm trọng, không được phép vượt quá 30 ngày đối với loại tội phạm rất nghiêm trọng và loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Đồng thời việc gia hạn đối với thời gian chuẩn bị xét xử bắt buộc phải được lập thành văn bản và thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp;

  • Đối với vụ án hình sự được trả lại để yêu cầu điều tra bổ sung thì theo quy định của pháp luật, trong khoảng thời hạn 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày nhận lại thành phần hồ sơ vụ án, thẩm phán chủ tọa phiên tòa bắt buộc phải ra quyết định đưa vụ án hình sự ra xét xử. Trong trường hợp nhận thấy cần phải phục hồi vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 bắt đầu kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền đó là Tòa án ra quyết định phục hồi vụ án;

  • Trong khoảng thời hạn 15 ngày được tính bắt đầu kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử. Trong trường hợp xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan thì tòa án có thể mở phiên tòa trong khoảng thời gian 30 ngày.

Đồng thời, tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về vấn đề phục hồi vụ án. Theo đó:

  • Khi có đầy đủ lý do và bằng chứng, chứng cứ để ra quyết định hủy bỏ đối với quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự hoặc có đầy đủ lý do, căn cứ để ra quyết định hủy bỏ quyết định đình chỉ vụ án hình sự nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án cần phải ra quyết định phục hồi đối với vụ án hình sự đó. Trong trường hợp thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ vụ án không thể thực hiện việc ra quyết định phục hồi vụ án thì Chánh án sẽ ra quyết định phục hồi vụ án;

  • Trong trường hợp tạm đình chỉ, đình chỉ đối với từng bị can, từng bị cáo thì cần phải ra quyết định phục hồi vụ án đối với từng bị can, từng bị cáo đó;

  • Quyết định phục hồi vụ án hình sự bắt buộc phải ghi rõ lý do phục hồi vụ án và đầy đủ các nội dung theo quy định tại Điều 132 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

  • Khi phục hồi vụ án, cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án có quyền áp dụng phải hủy bỏ hoặc thay đổi đối với một số biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ để áp dụng biện pháp tạm giam thì thời hạn tạm giam để phục vụ vụ án không được vượt quá thời gian chuẩn bị xét xử. 

Như vậy có thể nói, pháp luật hiện nay không quy định cụ thể về thời hạn tạm đình chỉ vụ án hình sự. Vì vậy, khi có đầy đủ lý do, căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự thì Thẩm phán đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án cần phải ra quyết định phục hồi đối với vụ án hình sự đó.

2. Vụ án hình sự đang trong thời gian bị tạm đình chỉ nhưng hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì xử lý thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Thông tư liên tịch 01/2020/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BNN&PTNT-BTC-BTP, có hướng dẫn về vấn đề phục hồi và đình chỉ đối với vụ án đã tạm đình chỉ trong giai đoạn xét xử. Theo đó:

  • Khi có đầy đủ lý do, căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ vụ án và đồng thời vẫn còn đang trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định phục hồi vụ án hình sự căn cứ theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;

  • Đối với vụ án hình sự đang trong thời gian tạm đình chỉ tuy nhiên đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tòa án cần phải ra ngay quyết định tạm đình chỉ vụ án mà không được phép ra quyết định phục hồi vụ án;

  • Đối với vụ án hình sự đang trong thời gian tạm đình chỉ mà chỉ có một trong các căn cứ đình chỉ vụ án theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 282 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 (ngoại trừ trường hợp vụ án hình sự đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự), Nghị quyết số 32/1999, Nghị quyết số 33/2009, Nghị quyết số 41/2017 mà còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tòa án bắt buộc phải ra quyết định phục hồi vụ án, tiến hành đầy đủ các hoạt động tố tụng cần thiết để phục vụ cho hoạt động xác minh có căn cứ đình chỉ vụ án, ra quyết định đình chỉ vụ án.

Như vậy, đối với vụ án hình sự đang trong thời gian bị tạm đình chỉ vụ án tuy nhiên hết cả hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì tòa án cần phải ra quyết định đình chỉ vụ án mà không được phép ra quyết định phục hồi vụ án.

3. Việc tạm đình chỉ vụ án hình sự được thực hiện trong trường hợp nào?

Trong từng giai đoạn khác nhau thì việc đình chỉ vụ án hình sự sẽ được thực hiện dựa trên một số căn cứ khác nhau:

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn điều tra

Căn cứ theo quy định tại Điều 229 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định các căn cứ sau:

  • Khi chưa xác định được bị can hoặc trong trường hợp không biết rõ bị can đang ở đâu tuy nhiên đã hết thời hạn để thực hiện thủ tục điều tra vụ án hình sự;

  • Khi có kết luận giám định tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định rằng bị can mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh hiểm nghèo thì hoàn toàn có thể tạm đình chỉ điều tra trước khi hết thời hạn điều tra trên thực tế;

  • Khi trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài hỗ trợ, tương trợ tư pháp tuy nhiên chưa có kết quả, đồng thời đã hết thời hạn điều tra;

  • Khi không thể kết thúc quá trình điều tra xuất phát từ lý do bất khả kháng phải do thiên tai, dịch bệnh tuy nhiên đã hết thời hạn điều tra.

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn truy tố

Căn cứ theo quy định tại Điều 247 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:

  • Khi có kết luận giám định tư pháp xác định rằng bị can đang mắc các chứng bệnh về tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh hiểm nghèo;

  • Trong trường hợp bị can bỏ trốn tuy nhiên không biết rõ bị can đang ở đâu, đồng thôi đã hết thời hạn ra quyết định truy tố;

  • Trong trường hợp trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu nước ngoài thực hiện thủ tục tương trợ tư pháp tuy nhiên chưa có kết quả, đồng thôi đã hết thời hạn ra quyết định truy tố;

  • Khi không thể tiến hành các hoạt động tố tụng để phục vụ cho hoạt động truy tố xuất phát từ lý do bất khả kháng phải do thiên tai, dịch bệnh, đồng thời đã hết thời hạn quyết định việc truy tố. 

Căn cứ áp dụng trong giai đoạn chuẩn bị xét xử

Căn cứ theo quy định tại Điều 281 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 có quy định:

  • Khi có kết luận giám định tư pháp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định bị can mắc các chứng bệnh tâm thần hoặc mắc các chứng bệnh hiểm nghèo;

  • Trong trường hợp không biết rõ bị can, bị cáo đang ở đâu và đồng thời đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử;

  • Trong thời gian chờ kết quả xử lý văn bản pháp luật mà tòa án kiến nghị;

  • Khi thực hiện thủ tục trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản hoặc yêu cầu nước ngoài thực hiện thủ tục tương trợ tư pháp tuy nhiên chưa có kết quả, và đồng thời đã hết thời hạn điều tra.

 

THAM KHẢO THÊM:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199