Có chuyển đổi được từ đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không? Điều kiện để chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp? Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 0938669199
1. Có chuyển đổi được từ đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp được không?
– Đất rừng sản xuất là đất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản
Tại Điều 10
+ Nhóm thứ nhất: nhóm đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sẽ được phục hồi bằng biện pháp khoanh vùng nuôi và tái sinh theo phương pháp tự nhiên. Loại đất này khi được giao hoặc cho thuê đất thì có mục đích để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
+ Nhóm đất thứ hai: Rừng sản xuất là rừng trồng bằng vốn ngân sách nhà nước, hay rừng trồng bằng vốn chủ rừng tự đầu tư.
– Đất rừng sản xuất được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất căn cứ vào điểm c Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 thì có thể chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp
2. Điều kiện để chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp:
Như đã nói ở trên đất rừng sản xuất có thể chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp. Tuy nhiên để chuyển đổi được mục đích sử dụng đất từ đất sản xuất nông nghiệp cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Đất rừng sản xuất muốn chuyển sang đất nông nghiệp thì điều kiện đầu tiên là đất phải được Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất
– Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp phải phù hợp với Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyền phê duyệt (trong bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất đều được thể hiện chi tiết đến từng xã, phường, thị trấn; hay nói cách khác, khu vực nào được chuyển mục đích sử dụng đất đều được thể hiện rõ).
– Ngoài ra, khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo đúng quy định của pháp luật
– Khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì đất sau khi được chuyển đổi mục đích sẽ có chế chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.
– Đồng thời khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất thì người dân phải có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc người dân hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế.
3. Tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất trồng cây lâu năm thì bị xử phạt như thế nào?
Người nào tự ý Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt người đó có thể bị xử phạt lên đến 50.000.000 đồng, cụ thể như sau: (Khoản 1 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP)
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên
– Đồng thời người vi phạm ngoài việc xử lý vi phạm hành chính thì còn kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) bao gồm:
+ Người vi phạm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
+ Người vi phạm buộc phải đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22
+ Người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
4. Thủ tục chuyển đổi đất rừng sản xuất sang đất nông nghiệp:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hồ sơ gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân của người yêu cầu
+ Giấy ủy quyền trong trường hợp ủy quyền cho bên thứ ba
Bước 2: Nộp hồ sơ:
– Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.
– Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dung đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật;
– Sau đó cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm trình ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất hồ sơ chuẩn bị gồm:
+ Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
+ Biên bản xác minh thực địa;
+ Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện cho phép chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai và Điều 14 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với dự án không phải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, không phải cấp giấy chứng nhận đầu tư và trường hợp không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
+ Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất;
+ Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT
Bước 3: Xử lý, giải quyết:
– Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
– Cơ quan tài nguyên môi trường hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
+ Khi thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sản xuất sang nông nghiệp, chủ sử dụng đất rừng sản xuất sẽ phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như: lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân và các khoản lệ phí khác.
+ Chủ sử dụng đất đóng lệ phí địa chính, phí địa chính này sẽ tùy từng điều kiện cụ thể của từng địa bàn và chính sách phát triển kinh tế – xã hội của địa phương mà quy định mức thu
+ Phí cấp chứng nhận đăng ký biến động về đất đai không quá 28.000 đồng/1 lần.
+ Phí trích lục bản đồ địa chính, văn bản số liệu hồ sơ địa chính không quá 15.000 đồng/1 lần
Bước 4: Nhận trả kết quả:
Cơ quan Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình sau khi cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Thời hạn giải quyết cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn
Lưu ý: Thời gian giải quyết này không bao gồm những ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ hợp lệ và không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật.
5. Đất rừng sản xuất có được chuyển nhượng không?
Đất rừng sản xuất được phép chuyển nhượng nhưng chỉ được chuyển nhượng cho hộ gia đình, cá nhân sinh sống trong phân khu đó căn cứ theo khoản 2 Điều 192 Luật đất đai 2013 quy định
Để được chuyển nhượng đất còn phải đáp ứng những điều kiện sau:
+ Thứ nhất, người chuyển nhượng đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Đất không có tranh chấp; Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; Trong thời hạn sử dụng đất.
+ Thứ hai, phải đáp ứng điều kiện về hạn mức chuyển nhượng đối với đất rừng sản xuất là không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng. Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
+ Thứ ba, để chuyển nhượng quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất thì người nhận chuyển nhượng cũng phải có mục đích sử dụng đất nhận chuyển nhượng phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành.