1. Thủ tục mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thế nào?
Dựa theo quy định tại Điều 5 Thông tư 143/2015/TT-BTC, cá nhân và tổ chức thực hiện thủ tục mua xe ô tô từ nước ngoài mang về Việt Nam qua các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Trong quá trình thực hiện thủ tục mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thì cần phải chuẩn bị một số loại giấy tờ, tài liệu như sau:
-
Giấy phép nhập khẩu xe ô tô được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Vận tải đơn, trong vận tải đơn có đóng dấu treo của cơ quan có thẩm quyền đó là Cục Hải quan cấp tỉnh/thành phố nơi cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô;
-
Tờ khai hải quan phi mậu dịch;
-
Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kĩ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới nhập khẩu áp dụng đối với xe ô tô;
-
Và một số loại giấy tờ, tài liệu khác khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp này được xác định là Cơ quan hải quan cấp tỉnh, thành phố. Có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp thông qua dịch vụ bưu chính đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, các cá nhân và tổ chức muốn thực hiện thủ tục nhập khẩu xe ô tô về Việt Nam thì cần phải tiến hành quy trình hải quan nhập khẩu phương tiện xe ô tô tại cơ quan hải quan ở cửa khẩu cảng biển quốc tế.
Cơ quan hải quan có thể bao gồm: Cái Lân, Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong trường hợp cá nhân là người Việt Nam định cư ở các nước có chung đường biên giới đất liền được phép hồi hương thì có thể thực hiện thủ tục nhập khẩu phương tiện xe ô tô tại cửa khẩu quốc tế đường bộ.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, thì cơ quan hải quan sẽ đưa giấy tiếp nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp nhận thấy hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan hải quan sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ sao cho phù hợp với quy định của pháp luật. Xem xét hồ sơ và nhận thấy hồ sơ đáp ứng đầy đủ điều kiện để mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thì sẽ cấp giấy phép nhập khẩu xe ô tô. Cá nhân khi đó cần phải thực hiện nghĩa vụ hành chính với nhà nước. Tức là cá nhân cần phải đóng các loại thuế khi mang xe từ nước ngoài về Việt Nam, bao gồm:
-
Đầu tiên cá nhân cần phải đóng thuế tiêu thụ đặc biệt, căn cứ tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá tính thuế của phương tiện và thuế suất. Ví dụ: Phương tiện nhập khẩu có khối lương dung tích nhỏ hơn hoặc bằng 2.000 cm3 thì mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 45%;
-
Đóng thuế giá trị gia tăng, căn cứ tính thuế giá trị gia tăng là giá tính thuế và thuế suất;
-
Thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu thông thường được tính theo dung tích xi-lanh của phương tiện, nếu cá nhân thực hiện thủ tục nhập khẩu theo chế độ tài sản di chuyển của gia đình thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Ví dụ: Phương tiện được sản xuất tại EU hoặc sản xuất tại các quốc gia ngoài khối ASEAN thì mức thuế nhập khẩu là 60.5% đến 63.8%, trong khi mức thuế nhập khẩu phương tiện áp dụng cho các quốc gia trong khối ASEAN là 0%;
-
Thuế thu nhập cá nhân;
- Các khoản phí khác trong quá trình mua xe nước ngoài mang về Việt Nam như: Phí đăng ký cấp biển số xe, phí trước bạ, phí đăng kiểm tại cơ quan có thẩm quyền, phí đường bộ và phí cấp giấy chứng nhận kiểm định an toàn.
2. Điều kiện kinh doanh xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam:
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, có quy định về quy định chung trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu xe ô tô. Theo đó:
-
Chỉ các doanh nghiệp mới được phép xem xét để cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu phương tiện xe ô tô;
-
Doanh nghiệp được quyền nhập khẩu phương tiện xe ô tô sau khi doanh nghiệp đó đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn và được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu xe ô tô theo quy định của pháp luật bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
-
Doanh nghiệp nhập khẩu phương tiện xe ô tô bắt buộc phải tuân thủ đầy đủ quy định về vấn đề quản lý nhập khẩu xe ô tô tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 116/2017/NĐ-CP, có quy định về điều kiện kinh doanh nhập khẩu phương tiện xe ô tô. Theo đó, doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật sẽ có thể được cấp giấy phép kinh doanh nhập khẩu phương tiện xe ô tô khi doanh nghiệp đó đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
-
Có cơ sở bảo hành, có cơ sở bảo dưỡng ô tô thuộc quyền sở hữu hợp pháp của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp đó ký hợp đồng thuê với cá nhân/tổ chức khác, hoặc thuộc hệ thống đại lý ủy quyền của doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP;
-
Có văn bản xác nhận, giấy tờ tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp phương tiện xe ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.
Như vậy, khi muốn kinh doanh xe ô tô mang từ nước ngoài về Việt Nam thì cần phải đáp ứng được các điều kiện cơ bản như sau:
-
Có giấy phép kinh doanh xe nhập khẩu được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công thương;
-
Có cơ sở, trung tâm bảo hành, trung tâm bảo dưỡng của chính doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp hợp tác với đơn vị bảo hành, bảo dưỡng khác; hoặc thuộc đại lý ủy quyền của các nhãn sản xuất;
-
Có đầy đủ thẩm quyền và có giấy tờ, tài liệu chứng minh được phép triệu hồi phương tiện thay doanh nghiệp sản xuất tại thị trường của Việt Nam.
3. Nhu cầu mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam hiện nay:
Tại Việt Nam hiện nay nhu cầu mua phương tiện nước ngoài mang về Việt Nam đang ngày càng nâng cao, đặc biệt tăng nhanh trong khoảng thời gian cuối năm. Có thể khái quát nhu cầu mua xe ô tô từ nước ngoài về Việt Nam thông qua một số yếu tố như sau:
Thứ nhất, chủ thể mua xe từ nước ngoài về Việt Nam. Bao gồm:
-
Cá nhân là người đam mê phương tiện như: xe cổ, phiên bản xe có giới hạn hoặc cá nhân được người thân, đối tác, Thảo tặng xe;
-
Các doanh nghiệp, đại lý kinh doanh mua bán xe.
Thứ hai, lý do mua phương tiện ô tô từ nước ngoài về Việt Nam. Thông thường có một số lý do chính mà cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua xe nước ngoài mang về Việt Nam như sau:
-
Sản phẩm có giá bán thấp hơn so với thị trường Việt Nam;
-
Phương tiện chỉ có ở thị trường nước ngoài, đó là xe có giới hạn và xe sưu tầm. Tại Việt Nam chưa có bất kỳ nhà máy sản xuất, lắp ráp hoặc cửa hàng phân phối nào;
-
Là đại lý kinh doanh độc quyền chuyên phân phối sản phẩm xe các loại của các hãng xe nước ngoài.
Thứ ba, những dòng xe được nhập khẩu từ nước ngoài về Việt Nam phổ biến; đó có thể là xe đạp, xe máy, xe ô tô, xe phân khối lớn hoặc các loại phương tiện khác. Trong đó, hầu hết cá nhân và tổ chức nhập khẩu phương tiện từ thị trường nước ngoài về Việt Nam đều hướng đến thương hiệu như: Mercedes, Audi, Lexus, Lamborghini …
THAM KHẢO THÊM: