Xử lý hợp đồng mua bán không quy định ngày hết hiệu lực

Mua bán hàng hóa được định nghĩa theo quy định tại Khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 là một hoạt động mang tính chất thương mại, trong đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở hữu hàng hóa đó cho bên mua sau đó được nhận khoản tiền thanh toán tương ứng với giá trị hàng hóa; và bên mua có nghĩa vụ sau khi nhận hàng sẽ phải thanh toán tiền cho bên mua theo đúng cam kết thỏa thuận giữa hai bên.

Hợp đồng mua bán hàng hóa chính là sự thỏa thuận nhằm mục đích xác lập, thay đổi cũng như chấm dứt các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán hàng hóa. Hiện nay, Luật thương mại năm 2005 không có điều khoản nào quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. Do vậy, việc xác lập hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa sẽ căn cứ theo quy định về điều kiện có hiệu lực của một giao dịch dân sự tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể là:

– Chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa phải có năng lực pháp luật dân sự.

– Khi tham gia giao dịch mua bán hàng hóa, bên mua và bên bán phải trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện.

– Nội dung cũng như mục đích của giao dịch mua bán hàng hóa không vi phạm điều cấm của luật, không trái với đạo đức xã hội.

– Hình thức của giao dịch mua bán sẽ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 401 Bộ luật dân sự năm 2015 hướng dẫn tại Điều 22 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng được xác định như sau:

– Hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, ngoại trừ trường hợp các bên có sự thỏa thuận khác hoặc luật khác có quy định.

Thời điểm giao kết của hợp đồng mua bán hàng hóa tuân thủ theo quy định về thời điểm giao kết của hợp đồng chung quy định tại Điều 400 Bộ luật dân sự 2015, theo đó:

– Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản, thời điểm giao kết là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hoặc bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

– Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói, thời điểm giao kết là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

Do đó, khi xác nhận hợp đồng mua bán hàng hóa có liệu lực thì các bên mua và bên bán thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng cam kết, thỏa thuận. 

2. Xử lý hợp đồng mua bán không quy định ngày hết hiệu lực:

Thông thường trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa, các bên sẽ quy định rõ ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của hợp đồng. 

Thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng cũng đồng nghĩa là thời điểm hai bên chấm dứt mọi quyền và nghĩa vụ theo những điều khoản thỏa thuận giữa hai bên trong hợp đồng.

Theo quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về các trường hợp chấm dứt hợp đồng, bao gồm:

– Hợp đồng mua bán hàng hóa đã được hoàn thành. 

– Hợp đồng mua bán hàng hóa chấm dứt theo thỏa thuận của các bên.

– Một trong hai bên mua và bên bán nếu là cá nhân chết; pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng do chính cá nhân cũng như pháp nhân đó thực hiện. 

– Hợp đồng mua bán hàng hóa bị hủy bỏ cũng như bị đơn phương chấm dứt thực hiện. 

– Do đối tượng mua bán của hợp đồng không còn nên hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện được. 

– Hợp đồng mua bán hàng hóa chấm dứt do có sự thay đổi về hoàn cảnh cơ bản. 

– Các trường hợp khác nếu pháp luật có quy định. 

Do đó, nếu trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa không có quy định ngày hết hiệu lực của hợp đồng thì thời điểm chấm dứt hợp đồng như trên sẽ là thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa. 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

Số: …../…../HĐ

Hôm nay, ngày ………. tháng ………. năm ………….., Tại ……………

Chúng tôi gồm có:

BÊN BÁN (Bên A)

Tên doanh nghiệp: ……………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………

Điện thoại: …………………  Fax: ………………

Tài khoản số: …………………

Mở tại ngân hàng: ……………………

Đại diện là: ……………………

Chức vụ: …………………

Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. tháng ….. năm …….

Do …………………………….. chức vụ ………………… ký.

BÊN MUA (Bên B)

Tên doanh nghiệp: ……………………

Địa chỉ trụ sở chính: …………………

Điện thoại: …………………  Fax: ……………

Tài khoản số: …………………

Mở tại ngân hàng: ……………………

Đại diện là: ……………………

Chức vụ: …………………

Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. tháng ….. năm …….

Do ………………… chức vụ ………………… ký.

Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:

Điều 1: Nội dung công việc giao dịch

1. Bên A bán cho bên B:

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1.
2.
Cộng
Tổng giá trị bằng chữ:

2. Bên B bán cho bên A:

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú
1.
2.
Cộng
Tổng giá trị bằng chữ:

Điều 2: Giá cả

Đơn giá mặt hàng trên là giá ………….. theo văn bản ……….. (nếu có) của …………………

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa

1. Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo …………………

Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu

1. Bao bì làm bằng: ……………………

2. Quy cách bao bì ………………….. cỡ ………………….. kích thước …………………

3. Cách đóng gói: ………………………

4. Trọng lượng cả bì: …………………

5. Trọng lượng tịnh: ……………………

Điều 5: Phương thức giao nhận

1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú
1
2

2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:

Số thứ tự Tên hàng Đơn vị Số lượng Thời gian Địa điểm Ghi chú
1
2

3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên ……………… chịu.

Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc ………………….)

4. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều động phương tiện.

7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:

– Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;

– Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;

– Giấy chứng minh nhân dân.

Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa

1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng ……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.

2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu cần).

Điều 7: Phương thức thanh toán

1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức ……….. trong thời gian ………………………

2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………….. trong thời gian ……………………

Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần)

Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng

1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới ………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 8%).

2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng

1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).

2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.

Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần)

Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về loại hợp đồng này.

Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày …… tháng ….. năm …… đến ngày …… tháng ….. năm ………

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực không quá 10 ngày. Bên ……….. có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm thanh lý.

Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ ……… bản.

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                                          ĐẠI DIỆN BÊN B

             (Chức vụ, Ký tên, Đóng dấu)                                                                        (Chức vụ, Ký tên, Đóng dấu)

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

  • Bộ luật Dân sự năm 2015
  • Luật Thương mại năm 2005

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo

0938669199