1. Yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
Trước hết, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là một trong những yêu cầu được nhắc đến khá phổ biến khi cha mẹ ly hôn. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con là một nghĩa vụ pháp lý mà cha, mẹ bắt buộc phải thực hiện đối với con trong trường hợp con là người chưa thành niên hoặc con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình. Khi cha mẹ không còn là người trực tiếp nuôi dưỡng con cái, nghĩa vụ cấp dưỡng nhằm bù đắp những tổn thất về mặt vật chất và tổn thất về tinh thần cho con khi con không được chung sống cùng với cha và mẹ.
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có đưa ra khái niệm về cấp dưỡng. Theo đó, cấp dưỡng là việc một cá nhân có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc đóng góp tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không chung sống với mình, nhưng có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên hoặc là người đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình hoặc là người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình.
Theo đó, cấp dưỡng có thể được hiểu đơn giản là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền, đóng góp tài sản khác để đáp ứng cho nhu cầu đời sống thiết yếu của người chưa thành niên, người đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động, các bên có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng tuy nhiên không còn chung sống với nhau.
Như vậy, mặc dù cha mẹ không đăng ký kết hôn (không có quan hệ hôn nhân) tuy nhiên quyền, nghĩa vụ đối với con cũng tương đồng như khi các bên đăng ký kết hôn. Vì vậy, các bên không đăng ký kết hôn khi không còn chung sống với nhau, bên còn lại vẫn có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con (theo quan hệ huyết thống).
Trên thực tế cho thấy, dù có nghĩa vụ cấp dưỡng nhưng việc xác nhận quan hệ cha mẹ con trong trường hợp không đăng ký kết hôn là rất khó khăn. Bởi vì, các bên không đăng ký kết hôn nhưng có yêu cầu cấp dưỡng nuôi con thì bắt buộc phải được công nhận là cha mẹ con (có quan hệ huyết thống).
2. Làm thế nào để yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Kết hôn là đại sự của mỗi cá nhân, kết hôn không chỉ xác lập quan hệ hôn nhân mà còn là căn cứ để phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ và con cái, một trong số đó là nghĩa vụ cấp dưỡng. Vì vậy, chỉ khi được xác nhận là có quan hệ huyết thống, có quan hệ hôn nhân, có quan hệ nuôi dưỡng thì mới xảy ra nghĩa vụ cấp dưỡng. Tuy nhiên trên thực tế hiện nay, nhiều người chỉ chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn.
Và nếu hai người chỉ chung sống như vợ chồng với nhau mà không đăng ký kết hôn thì khi một bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bên còn lại rất khó để có thể yêu cầu cấp dưỡng đối với con cái. Muốn thực hiện thủ tục yêu cầu cấp dưỡng nuôi con khi không đăng ký kết hôn, cần phải xác nhận cha mẹ con giữa những người muốn yêu cầu cấp dưỡng và người được cấp dưỡng. Quy trình thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ căn cứ theo quy định tại Điều 25 của Luật Hộ tịch năm 2014, bao gồm các loại tài liệu sau:
-
Tờ khai đăng ký nhận cha mẹ con theo mẫu do pháp luật quy định;
-
Chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con như: Văn bản xác nhận ADN của cơ quan y tế, cơ quan giám định trong nước hoặc nước ngoài, phim ảnh, băng đĩa, thư từ, đồ dùng, các vật dụng khác có giá trị chứng minh mối quan hệ cha con hoặc quan hệ mẹ con…
Bước 2: Sau khoảng thời gian ba ngày làm việc nếu nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ, không có tranh chấp, nhận thấy có căn cứ để xác định cha mẹ con thì người yêu cầu sẽ được cấp trích lục xác nhận cha mẹ và con.
Bước 3: Sau khi được công nhận là cha mẹ con thì các bên hoàn toàn có quyền yêu cầu nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Trong trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng thì bên còn lại có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để bắt buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ của mình đối với con.
3. Chung sống với nhau nhưng không đăng ký kết hôn thì ai có quyền nuôi con?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề đăng ký kết hôn. Cụ thể như sau:
-
Việc đăng ký kết hôn bắt buộc phải được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật về hộ tịch;
-
Việc kết hôn không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ không có giá trị pháp lý;
-
Vợ chồng đã ly hôn này muốn xác lập lại quan hệ hôn nhân thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn lại.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về việc giải quyết hậu quả của nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tuy nhiên không đăng ký kết hôn. Theo đó:
-
Nam nữ ứng đầy đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình chung sống với nhau như vợ chồng tuy nhiên không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau. Quyền, nghĩa vụ đối với con cái, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên sẽ được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014;
-
Trong trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng tuy nhiên sau đó thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân sẽ được xác lập được tính kể từ thời điểm các bên đăng ký kết hôn.
Như vậy, dù đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký kết hôn tuy nhiên các bên không đăng ký kết hôn mà chị chung sống với nhau như vợ chồng thì sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng với nhau, tuy nhiên quyền và nghĩa vụ đối với con cái vẫn sẽ được xác lập.
Căn cứ theo quy định tại Điều 71 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về nghĩa vụ, quyền chăm sóc và nuôi dưỡng con. Bao gồm:
-
Cha mẹ có nghĩa vụ, có quyền ngang nhau trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng con, cùng nhau nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên tuy nhiên bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc con đã thành niên tuy nhiên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi lấy chính bản thân mình;
-
Con có nghĩa vụ và có quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt là khi cha mẹ bị mất năng lực hành vi dân sự, cha mẹ ốm đau, bị khuyết tật, già yếu. Trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con cần phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.
Vì vậy, cha mẹ có nghĩa vụ và có quyền ngang nhau trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Khi không chung sống với nhau thì việc quyết định ai nuôi con sẽ dựa trên nguyên tắc thỏa thuận của các bên. Hai bên có thể thỏa thuận về người nuôi con, nhiệm vụ, quyền của các bên đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra Toà án, Toà án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con và điều kiện của các bên để giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng.
THAM KHẢO THÊM: